Nguyên nhân và cách chữa khản tiếng hiệu quả nhất

9/25/2018 11:02:40 AM
Thường người ta quá quen với tiếng nói nên cho rằng việc phát âm là quá bình thường. Có người còn cho rằng, dù bị bịt mồm lại, chỉ cần cuống họng phát ra âm thì mũi cũng "nói" được. Kỳ thực không phải như vậy.

 

Thường người ta quá quen với tiếng nói nên cho rằng việc phát âm là quá bình thường. Có người còn cho rằng, dù bị bịt mồm lại, chỉ cần cuống họng phát ra âm thì mũi cũng "nói" được. Kỳ thực không phải như vậy.

Quá trình phát âm ra thành tiếng nói sẽ được mô tả đơn giản thế này: khi con người hô hấp lúc hít vào không tạo ra âm thanh được, chỉ có tiếng nói khi thở ra. Khi hít thở bình thường, cửa âm thanh chỉ hé mở có một nửa, hai dây thanh đới tách ra ở trạng thái tự nhiên và được nới lỏng. Khi ta chuẩn bị phát âm, hô hấp tạm thời ngừng lại. Cửa âm thanh đóng lại, hai dây thanh đới kéo căng ra sát gần vào nhau (khoảng cách gần 1 milimet) và duy trì lực căng nhất định. Trước đó do hít vào và nén lại, áp suất phổi và khí quản tăng lên rất nhanh do các cơ thở ra của lồng ngực co lại. Một luồng hơi có áp suất và tốc độ nhất định, điều khiển được trong tư thế thở ra, va đập vào thanh đới làm hai dây thanh đới rung lên. Rung động này, lập tức làm rung động cột không khí từ mặt trên thanh đới, đến vòm cộng hưởng chủ yếu là vòm họng và vòm cuốn, sẽ cùng nhau tạo ra âm thanh kêu. Âm thanh này trong quá trình đi qua miệng được các bộ phận như lưỡi, răng, môi, vòm miệng, xương hàm dưới,... "gia công”, sửa nắn để trở thành tiếng nói hoặc tiếng hát.

Khi ta học tiếng nước ngoài, các giáo sư phải khổ công hướng dẫn ta học từng âm ngữ một. Khi thì âm răng, khi thì âm môi, lúc lại âm vòm họng,... thật là mệt nhưng có vậy ta mới "nói" đúng được.

Còn như sự cao thấp của âm điệu, chủ yếu được quyết định bởi sự to nhỏ của rung động thanh đới, độ dài ngắn, dày mỏng và áp lực của luồng hơi thở ra.

Điều gì đã làm cho người nói chuyện lâu phải cố gắng nói to, khiến tiếng nói khản đặc đi.

Nguyên nhân gây khàn giọng

Nguyên nhân tiên phát: 

- Viêm thanh quản cấp tính:

Viêm thanh quản do virút, viêm thanh quản do vi khuẩn, viêm nắp thanh quản cấp tính, viêm phế quản do vi khuẩn.

- Viêm thanh quản mãn tính:

Khói thuốc lá tiếp xúc: kích thích và gây viêm thanh quản phù nề dây thanh âm.

Hét to, nói to… nhiều (nguyên nhân phổ biến nhất): trào ngược dạ dày (trào ngược viêm thanh quản); polyp thanh quản, Khối u thanh quản; dị vật; nang dây thanh.

- U hạt chấn thương (Traumatic Granuloma) do từ đặt nội khí quản.

Nguyên nhân thứ phát: do suy giáp, nhược cơ, liệt hành tủy, các bệnh hệ thống khác: viêm khớp dạng thấp, gout, lupus đỏ hệ thống, chấn thương (ví dụ như đặt nội khí quản).

Nguyên nhân gây tổn thương thần kinh thanh quản: phẫu thuật (tuyến giáp, cổ, ngực); các bệnh ác tính: ung thư tuyến giáp, ung thư thực quản, ung thư phổi; bệnh lý thần kinh: bệnh thần kinh đái tháo đường, bệnh lý thần kinh do virút.

Nguyên nhân gây khàn giọng chức năng (không có nguyên nhân gây tổn thương thực thể): chứng khó phát âm do co thắt, chứng tắt tiếng (hoàn toàn không có tiếng nói)…

Những yếu tố thuận lợi:

Khô niêm mạc thanh quản, ví dụ: độ ẩm thấp, tắc nghẽn mũi, hút thuốc lá, ô nhiễm không khí hoặc phản ứng phụ của thuốc (như thuốc kháng histamine, hít steroids, và những chất chống tiết cholin (anticholinergics); nhiễm trùng đường hô hấp trên; mất tính đàn hồi của dây thanh âm do tuổi tác (lão hóa của giọng nói).

Người đó đã buộc thanh đới rung động quá độ. Không những mạnh mà còn lâu. Đương nhiên, bị "rè” đi. Lúc đầu là thấy khô trong họng, đầu lưỡi nóng hẳn lên. Sau đó, khi thanh đới không thể phát ra những âm kêu được nữa, tiếng bắt đầu thô và khản. Lúc này nếu không cho thanh đới nghỉ ngơi nó sẽ bị xung huyết đến mức có thể sưng mọng lên, nói không ra tiếng, âm thanh chỉ như hơi gió. Nếu còn tiếp tục thì có thể mất hẳn tiếng nói trong vài ngày.

Điều trị khản tiếng theo dân gian

- Mật ong và chanh tươi:

Khía kiểu múi khế ở ngoài vỏ quả chanh, cho vào chén nhỏ, dùng một vài thìa mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để trong 1-2 giờ sau đó cắt và ngậm. Ngoài ra, có thể làm mật ong hấp cách thủy khoảng 10 phút để ngậm và ăn.

- Trà chanh muối:

Dùng 1 ly trà nóng cho 2 thìa nước cốt chanh và 1/2 thìa muối vào khuấy đều. Hỗn hợp này nhấp từng ngụm, ngậm khoảng 10 giây rồi nhổ đi. Súc miệng nhiều lần trong ngày, thậm chí mỗi giờ. Công dụng chữa khàn tiếng mất giọng rất nhanh.

- Chanh, gừng và muối:

Bạn chỉ cần pha nước gừng sau đó thêm chanh vào muối vào cốc nước vừa pha. Đây là cách kết hợp rất đơn giản nhưng lại có thể làm dịu sự ngứa rát, đau họng, đẩy lùi chứng khàn giọng mất tiếng.

- Giá đỗ:

Dùng 0,5kg giá đỗ rửa sạch, chần qua nước sôi, sau đó vắt lấy nước. Dùng nước giá đỗ chữa khàn giọng ngay lúc mới xuất hiện công dụng vô cùng hiệu quả.

- Tỏi sống:

Mỗi ngày nên ăn 2-3 tép tỏi sống và có thể bổ sung thêm trong các món ăn. Trong tỏi chứa nhiều chất allicin có tác dụng long đờm, diệt virus, giúp cơ thể kháng khuẩn hiệu quả..

- Quất chưng:

Chỉ cần dùng 2 quả quất xanh xắt thành khoanh mỏng, thêm 1 cục đường phèn, có thể dùng mật ong, đem chưng cách thủy 20 phút. Dùng hỗn hợp này ngậm và ăn.

Suckhoecuocsong.com.vn 

Các tin khác