Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình

1/9/2016 8:46:29 AM
Nhà thờ Phát Diệm (hay còn gọi là: Nhà Thờ Đá Phát Diệm) nằm cách Hà Nội khoảng 120km về phía Nam, là một quần thể bao gồm nhiều công trình, điện thờ của Công Giáo rộng khoảng 22ha nằm tại thị trấn Phát Diệm, Huyện Kim Sơn - Ninh Bình….

 

Nhà thờ Phát Diệm (hay còn gọi là: Nhà Thờ Đá Phát Diệm) nằm cách Hà Nội khoảng 120km về phía Nam, là một quần thể bao gồm nhiều công trình, điện thờ của Công Giáo rộng khoảng 22ha nằm tại thị trấn Phát Diệm, Huyện Kim Sơn - Ninh Bình….

Lối vào nhà thờ từ hướng nam sẽ bắt gặp một hồ nước, có một hòn đảo nhỏ có đặt chúa giê su. Hướng nam là hướng thánh nhân, nam diện, Nhi thịnh thiên hạ có nghĩa là Bậc thánh nhân quay về hướng nam nghe thiên hạ dãi bầy.

Lịch sử nhà thờ Phát Diệm

Đầu thế kỷ XIX, Phát Diệm chỉ là vùng đất bồi với bùn lầy cỏ sậy. Năm 1828, ông Nguyễn Công Trứ, một ông quan tài ba đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng, được triều đìmh Huế phái ra Bắc với chức “Dinh Điền Sứ” để khai phá những vùng đất mới. Người đã lập ra huyện Tiền Hải (Thái Bình) và huyện Kim Sơn (Ninh Bình) nay là hai huyện trù phú, xứng đáng với tên gọi là “biển bạc”, “núi vàng”.

Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình

Quần thể nhà thờ là sự kết hợp, giao lưu giữa kiến trúc đình chùa Phương Đông và lối kiến trúc Gotic Phương Tây tạo nên một quần thể kiến trúc bao gồm: ao hồ, Phương Đình và nhà thờ lớn. Trong số đó thì lối kiến trúc của nhà nguyện Đức Mẹ là nổi bật hơn cả.Phía trong nhà thờ Phát Diệm nơi cầu nguyện Đức Mẹ

Hầu như tất cả mọi thứ ở đây đều làm bằng đá từ nền, tường, cột cho đến chấn song…. Không giống như các nhà thờ khác thường có kiểu kiến trúc cao chót vót, nhà thờ đá Phát Diệm kiến trúc theo phương vị của đình, chùa, đền.

Ðể không phủ nhận những giá trị mà người Việt Nam hằng ấp ủ, đồng thời để khoảng cách xa lạ giữa các tín ngưỡng khác nhau trong những giai đoạn đầu có thể lui vào quá khứ, Cha Trần Lục đã dự kiến làm tái hiện những biểu tượng truyền thống tốt đẹp, mà ở đó, các tín hữu Công Giáo vẫn có thể tôn thờ Thiên Chúa bằng tâm thức của người Việt Nam, vẫn tôn trọng và gìn giữ những phong tục tập quán với tư cách là những di sản quý giá mà cha ông để lại.

Suckhoecuocsong.com.vn st.

Các tin khác