Nhân dân tệ tham gia vào đồng ngoại tệ quốc tế: Được mất của doanh nghiệp Việt

8/5/2016 11:13:42 AM
Chỉ chưa đầy 2 tháng nữa đồng nhân dân tệ sẽ chính thức nằm trong giỏ dự trữ tiền tệ quốc tế SDR của quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Như vậy về dài hạn đồng tiền tệ này sẽ được đánh giá là ngoại tệ mạnh.

 

Chỉ chưa đầy 2 tháng nữa đồng nhân dân tệ sẽ chính thức nằm trong giỏ dự trữ tiền tệ quốc tế SDR của quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Như vậy về dài hạn đồng tiền tệ này sẽ được đánh giá là ngoại tệ mạnh. Tuy nhiên trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ đang có nhiều biến động như hiện nay có thể gây ra không ít rủi ro với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Ông Thân Đức Việt- phó tổng giám đốc Công ty May 10 cho hay: một số đối tác yêu cầu thay vì thanh toán bằng ngoại tệ thứ 3 là USD như trước kia thì có thể thanh toán bằng đồng nhân dân tệ. Như vậy hoạt động xuất nhập khẩu nói chung sẽ phụ thuộc rất lớn vào câu chuyện chính quyền Trung Quốc tăng hay giảm tỷ giá đồng Nhân dân tệ.

Hiện tổng Công ty May 10 đang nhập khẩu hơn 40% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Mặc dù giao dịch chủ yếu thanh toán bằng USD, nhưng theo lãnh đạo công ty với việc đồng nhân dân tệ được quốc tế hóa, không ít đối tác Trung Quốc sẽ tiếp tục đặt vấn đề được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ. Để hạn chế tình trạng này doanh nghiệp cho biết họ đang tích cực tìm kiếm nguồn cung ứng khác.

Theo các chuyên gia kinh tế hiện đang có 2 áp lực trái chiều giằng kéo Nhân dân tệ.Việc gia nhập giỏ dự trữ tiền tệ quốc tế SDR khiến đồng tiền này tăng giá nhưng trên thực tế đồng nhân dân tệ đang trên đà giảm giá do các bất ổn của kinh tế Trung Quốc và do USD tiếp tục tăng giá.

Tưởng chừng như có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đồng Nhân dân tệ mất giá nhưng theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực thực tế này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Ông cho biết: Nếu thanh toán bằng đồng nhân dân tệ có thể lợi hơn trước mắt vì giá trị hợp đồng thấp hơn trong trường hợp đồng nhân dân tệ. Nhưng ngược lại chúng ta phải chịu về rủi ro tỷ giá do đồng nhân dân tệ vẫn chưa phải là đồng tiền giao dịch chính thống trên thế giới vì vậy doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải quy đổi sang USD, VNĐ.

Theo chuyên gia biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá tốt nhất là cần đặt điều kiện thanh toán đối với các đối tác Trung Quốc. Ngoài ra, một lựa chọn khác đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thời gian thanh toán kéo dài hàng tháng là nên sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như ký hợp đồng kỳ hạn riêng đối với đồng Nhân dân tệ tại các ngân hàng .

Tổng hợp

Các tin khác