Nhím biển có mắt hay không? Chúng di chuyển bằng cách nào?

11/6/2018 10:23:53 AM
Nhím biển là một trong những nhóm động vật không xương sống. Thân mềm của chúng được bảo vệ lớp vỏ cứng và đối xứng, bên ngoài lớp vỏ có nhiều gai hình ống. Vậy nhím biển có mắt hay không, chúng di chuyển bằng cách nào dưới nước.

 

Nhím biển là một trong những nhóm động vật không xương sống. Thân mềm của chúng được bảo vệ lớp vỏ cứng và đối xứng, bên ngoài lớp vỏ có nhiều gai hình ống. Vậy nhím biển có mắt hay không, chúng di chuyển bằng cách nào dưới nước.

Nhím biển có mắt hay không?

Nhím biển cũng giống loài sao biển cả hai đều không có mắt, một trong những nhóm động vật không xương sống hay bất kỳ cơ quan nào giống như mắt. Tuy nhiên, chúng vẫn phản ứng với ánh sáng và so sánh cường độ của các tia sáng để định vị. Vì thế nhiều người muốn biết chúng nhìn bằng cách nào.

Theo các nghiên cứu của nhà sinh học Maria Ina Arnone thuộc Trạm nghiên cứu động vật Anton Dohrn tại Italy từ loài nhím biển tím ở bờ biển California của Mỹ sở hữu nhiều gene liên quan tới sự phát triển của võng mạc. Họ phát hiện hai nhóm tế bào cảm thụ ánh sáng ở phần đỉnh và gốc của những gai hình ống mọc tua tủa xung quanh cơ thể chúng. Do nhím biển di chuyển bằng các gai, nhiều người gọi gai của chúng là chân. Nhà nghiên cứu sinh học cho biết: “Chúng tôi phán đoán gai của nhím biển có chức năng giống như võng mạc”. Nghiên cứu khác cũng cung cấp thêm thông tin cho thấy số lượng, vị trí của gai nhím biển ảnh hưởng đến khả năng nhìn của chúng trong đại dương.

Nhím biển di chuyển dưới nước bằng cách nào?

Nhím biển trông như những quả cầu gai dưới rạng san hô, vùng nước biển nông chúng sử dụng các chân giác hút và ga nhọn như những chiếc cà kheo di chuyển và tìm kiếm thức ăn, chúng di chuyển rất chậm. Những chiếc gai có đường kính  từ 3–10 cm, có thể đạt đường kính từ 8 đến 10 cm, dày khoảng 3 đến 4 phân với những con trưởng thành. Những chiếc gai nhọn mọc khắp vỏ bên ngoài nếu bị đâm vùng da sẽ cảm thấy nhức nhưng không gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Cách xử lý vết thương do nhím biểm đâm phải

Bước 1: Xác định vị trí của nhím biển để tránh đâm phải lần nữa

Bước 2: Nhẹ nhàng gỡ những cái gai của nhím bằng tay hoặc nhíp, tránh làm gãy gai vì những chiếc gai đó có thể làm sót lại những mảnh vụn trong da.

Bước 3: Rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng amoniac hoặc chà xát vết thương bằng chanh sẽ giúp giảm đau và sát trùng.

Lưu ý: Các mảnh gai còn sót lại của nhím sẽ tan khi ta ngâm vết thương trong dấm hoặc chà xát với chanh. Tuy nhiên nên xem lại vết thương xem có bị nhiễm trùng hay không và nếu có nên đến những trung tâm y tế để điều trị kịp thời đề phòng các biến chứng xảy ra.

Suckhoecuocsong.com.vn/TH

Các tin khác