Những bài tập và loại hình tập dành riêng cho người bị bệnh gút

7/24/2017 2:58:19 PM
Bệnh gout (còn gọi là bệnh thống phong) là căn bệnh đứng thứ 4 trong số 15 bệnh đau xương khớp thường gặp gây mất khả năng vận động, biến dạng xương khớp, bại liệt…

 

Bệnh gout (còn gọi là bệnh thống phong) là căn bệnh đứng thứ 4 trong số 15 bệnh đau xương khớp thường gặp gây mất khả năng vận động, biến dạng xương khớp, bại liệt…Để hạn chế sự phát triển của bệnh, người bị gút nên vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng, dành riêng cho bệnh gút nhằm ngăn chặn những cơn phát tác.

Những biến chứng nguy hiểm từ bệnh gút

Bệnh gút gây sưng và viêm cơ ở đầu gối, khuỷu tay, ngón tay, mắt cá chân, cổ tay và ngón chân cái. Nguyên nhân của những lần phát tác đau đớn là sự hoạt động không hiệu quả của hệ bài tiết hoặc toàn bộ cơ thể gây ra sự tích tụ của axit uric.

Bệnh nhân bị bệnh gout phải đối diện với nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như: Tổn thương xương khớp, nguy cơ bị hủy hoại khớp, đầu xương làm cho bệnh nhân bị tàn phế. Khi các hạt tôphi bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.

Tổn thương thận, suy thận do viêm ở khe thận, cầu thận. Nguyên nhân do nồng độ axit uric trong máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi thận. Chính những tổn thương này là lý do khiến bệnh nhân gút dễ mắc suy thận.

Ngoài suy thận, người bệnh gút còn phải đối diện với nguy cơ thận ứ nước ứ mủ, suy thận và các nguy cơ bị tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Một loại biến chứng nữa cũng hay gặp ở người bệnh gút là dễ nhầm lẫn với viêm khớp nhiễm khuẩn.

Những bài tập dành riêng cho người bị gút

Tập thể dục có thể giúp ngăn chặn những cơn phát tác của bệnh gút. Tuy nhiên, trước khi tập người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để có phương pháp luyện tập tốt nhất, tránh nguy cơ viêm cơ.

Bài tập lưng và cơ đùi sau

Phương pháp: Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng trước mặt. Vươn mình về phía trước cho đến khi tay chạm ngón chân. Giữ tư thế trong 15 giây và cố gắng làm thêm 3 lần nữa.

Bài tâp vai

Trước khi tập dành vài phút để khởi động, nhất là phần cơ thể trên. Sau đó cuộn người về phía trước trong 30 giây rồi cuộn người về phía sau trong 30 giây. Tay luôn để sát theo cơ thể.

Bài tập giãn cơ

Các động tác giãn cơ nhẹ nhàng có thể giảm được sự tích tự axit uric trong cơ thể. Giãn cơ còn có thể giúp tăng khả năng hoạt động cũng như sự linh hoạt cho các cơ.

Bài tập cổ tay

Tay nắm hình nắm đấm, sau đó xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ 30 giây, đổi chiều ngược lại tiếp tục tập trong 30 giây. Tiếp tục lặp lại các động tác trên 5 lần.

Bơi và aerobic dưới nước

Bơi và aerobic dưới nước là một cách tuyệt vời để tăng cường các chức năng của cơ, bởi khi di chuyển trong nước, các cơ sẽ phải chịu ít lực hơn.

Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý tăng dần thời gian bơi, không quá chú trọng đến tốc độ và khoảng cách. Bắt đầu với 2 ngày một tuần, mỗi lần ít nhất 15 phút. Với tổng thời gian là 30-45 phút một tuần.

Ngoài việc tập luyện, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp ngăn chặn cơn đau như: chườm nóng hoặc chườm lạnh và có một chế độ ăn uống hợp lý và uống nhiều nước mỗi ngày.

Bài tập Aerobic nhẹ nhàng và bài tập Cardio

Chọn các bài tập Aerobic nhẹ nhàng như leo cầu thang, đi bộ fitness và tập nhảy. Bắt đầu với 10 phút hàng ngày và càng về sau càng kéo dài thời gian nhưng mục tiêu cần và đủ là 30-45 phút một ngày, 5 ngày/1 tuần, không tập quá ham vì gây ảnh hưởng đến các khớp.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Vietnamnet.vn)

Các tin khác