Những dấu hiệu nhận biết kiệt sức do nắng nóng, biện pháp phòng ngừa

7/3/2020 4:14:00 PM
Những người làm việc lâu ở ngoài trời dễ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe liên quan tới nhiệt độ cao điển hình như kiệt sức do nắng nóng. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu kiệt sức do nắng nóng, biện pháp ngăn ngừa như thế nào?

 

Vào những ngày hè, nắng nóng tại một số nơi tăng cao, nền nhiệt trung bình từ 37-39 độ, thậm chí có những khu vực nhiệt độ trên 39 độ C. Những người làm việc lâu ở ngoài trời dễ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe liên quan tới nhiệt độ cao điển hình như kiệt sức do nắng nóng. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu kiệt sức do nắng nóng, biện pháp ngăn ngừa như thế nào?

Những ngày nắng nóng gay gắt, nhiệt độ từ các tòa nhà kính, nhiệt tỏa ra từ các phương tiện giao thông, nhà máy sản xuất, lò bánh mì, công trường xây dựng, … Việc phơi mình trong khoảng thời gian dài, dưới sức nóng khắc nghiệt có thể gây ra một số bệnh lý liên quan đến nhiệt như: kiệt sức do nắng nóng, chuột rút do nhiệt, sốc nhiệt (say nắng). Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không có khả năng tự làm mát chính nó dưới cái nóng khắc nghiệt và kéo dài, máu chảy nhiều hơn đến bề mặt làn da và vì thế lượng máu bơm lên não, cơ bắp, và các cơ quan khác trở nên ít hơn. Điều này tác động đến cả sức khoẻ và trí não, và trong một vài trường hợp, điều này đem lại sự nguy hiểm nếu không được kiểm soát đúng cách.

Kiệt sức do nhiệt có thể xảy đến với bất kỳ ai trong chúng ta. Những người cao tuổi, trẻ em, người béo phì, nghiện rượu mãn tính, người có sức đề kháng yếu, mang thai, bệnh tim mạch, bệnh huyết áp cao thường có nguy cơ lớn hơn. Ngoài ra việc sử dụng một số loại thuốc cũng có khả năng làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể đối với nhiệt độ cao.

Sốc nhiệt xảy ra do cơ thể mất khả năng kiểm soát nhiệt độ và quá trình làm mát thông qua đổ mồ hôi không đem lại hiệu quả. Theo CDC, khi gặp phải tình trạng này, nhiệt độ cơ thể có thể tăng tới 41 độ C chỉ trong 10 phút và gây tử vong hoặc tổn thương vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Còn kiệt sức do nhiệt không nguy hiểm bằng sốc nhiệt, thường xảy ra sau vài ngày tiếp xúc với nhiệt độ cao và không bổ sung đủ nước kịp thời

Samantha Smith, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ y học thể thao tại Trường Y Yale cho biết, cơ thể sản sinh ra lượng nhiệt gấp 20 lần bình thường khi tập thể dục. Do đó, những người thường xuyên vận động dưới trời nóng có nguy cơ cao phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe liên quan tới nhiệt độ cao.

Dấu hiệu nhận biết kiệt sức do nắng nóng

+ Đổ nhiều mồ hôi

+ Da xanh xao

+ Chuột rút

+Mệt mỏi

+ Chóng mặt

+ Đau đầu

+ Buồn nôn, ôn

+ Ngất xỉu

Nếu như trong cuộc sống bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng kiệt sức do nhiệt nào ở trên, bác sĩ Smith khuyên, bạn nên làm mát cơ thể càng nhanh càng tốt.

Hãy bắt đầu bằng việc nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ, có bóng râm, nằm ngửa và kê hai chân lên cao hơn so với trái tim.

Nếu có thể, mọi người nên tắm nước mát hoặc đắp khăn ướt lên da. Bạn cũng đừng quên cởi bỏ bớt quần áo để không khí dễ lưu thông.

Hãy cho người bị kiệt sức uống một ít nước uống mát và hơi mặn như: nước uống điện giải, nước ép cà chua, nước canh thịt nguội, hoặc các loại nước ép rau và trái cây khác.

Biện pháp ngăn ngừa kiệt sức do nắng nóng

+ Hãy tăng cường nước hoặc nước uống thể thao và tránh sử dụng đồ uống chứa cafein, có cồn vì chúng dễ gây mất nước.

+ Uống ít nhất hai cốc nước trước khi bắt đầu tập thể dục ngoài trời khoảng nửa giờ và uống một cốc sau mỗi 30 phút vận động.

+ Mặc quần áo thoáng mát khi ra ngoài trời nóng.

+ Nếu bạn phải vận động trong môi trường có nhiệt độ cao, hãy bổ sung chất lỏng thường xuyên.

+ Lưu ý thời tiết trong ngày và lựa chọn khoảng thời gian phù hợp để đi ra ngoài

+  Hãy cố gắng tập thể dục vào thời điểm mát mẻ như buổi sáng hoặc buổi tối.

+Thay quần áo ướt mồ hôi sau khi kết thúc tập luyện

+ Tăng cường sức đề kháng hiệu quả, cần ăn chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng và có sự thay đổi, luân phiên trong việc chế biến các món ăn; nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, thức ăn nhiều nước; ăn nhiều những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể để chống nắng nóng như: trái cây, rau xanh, chè hạt sen, sữa chua, sữa tươi…

+ Mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Ra đường cần mặc kín, tránh quần áo quá dày và tối màu vì sẽ dễ hấp thụ nhiệt. Đội nón rộng vành, ưu tiên loại có các lỗ thông hơi. Đeo kính mát để bảo vệ mắt...

Suckhoecuocsong.vn/TH

 

Các tin khác