Những điều bệnh nhân cần nhớ sau khi điều trị ung thư thực quản

1/7/2019 8:34:01 AM
Ung thư thực quản là bệnh ung thư khá phổ biến trong các loại ung thư đường tiêu hóa, theo thống kê bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao do được chuẩn đoán muộn. Bệnh nhân mắc ung thư thực quản đã được phát hiện và điều trị, sau khi ra viện cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây.

 

Ung thư thực quản là bệnh ung thư khá phổ biến trong các loại ung thư đường tiêu hóa, theo thống kê bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao do được chuẩn đoán muộn. Bệnh nhân mắc ung thư thực quản đã được phát hiện và điều trị, sau khi ra viện cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây.

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Bao gồm hai loại chính là ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến. Ung thư biểu mô vảy xuất phát từ tế bào dạng biểu bì ở thành thực quản và thường xuất phát ở phần trên và giữa thực quản. Ung thư biểu mô tuyến thường phát triển từ tổ chức tuyến ở phần dưới thực quản. Nó cũng có thể xâm lấn ra hầu hết bộ phận khác của cơ thể bao gồm gan, phổi, não, xương...

Dấu hiệu của ung thư thực quản

Giai đoạn đầu của bệnh ung thư thực quản thường không có biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên khi khối u phát triển, có thể xuất hiện các dấu hiệu như: 

Nuốt đau, nuốt khó.

Đau họng hoặc lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai.

Gầy sút cân nhiều.

Rát họng hoặc ho kéo dài

Ho ra máu

 Nôn

Những bệnh nhân mắc ung thư thực quản đã được phát hiện và điều trị, sau khi ra viện cần đặc biệt lưu ý

Chế độ ăn sau khi ra viện

Uống nhiều sữa, uống các nước ép hoa quả tươi, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Thực hiện một chế độ ăn uống giàu đạm, chất xơ dễ tiêu và các vitamin; chú trọng vào thực phẩm từ thực vật.

 Nên ăn nhẹ nhàng, nhai kĩ, miếng nhỏ một cách thật chậm

Nên chia nhỏ các bữa ăn của bệnh nhân thành ba bữa chính và ba bữa phụ.

Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, chất kích thích, thực phẩm cay nóng.

Nếu gặp vấn đề về trào ngược nên ngồi thẳng hoặc đứng sau khi ăn.

Đối với bệnh nhân có sonde dạ dày nuôi ăn

Xay kỹ, nhuyễn thức ăn trước khi bơm.

Mỗi lần bơm tối đa 300ml thức ăn và nước (6 bơm cho ăn 50ml).

Bơm chậm.

Thay băng chân ống sonde dạ dày hằng ngày.

Nếu gặp hiện tượng bất thường tụt, tắc, rò thức ăn… thì vào viện kiểm tra lại.

Vệ sinh ống sonde sau khi ăn, đảm bảo không còn cặn thức ăn và kiểm tra ống sonde trước khi ăn tránh để thực phẩm lên men trong ống sonde gây ảnh hưởng tới tiêu hóa của bệnh nhân.

Vệ sinh

 Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

 Vệ sinh chân sonde dạ dày và chân canuyn hằng ngày (nếu có).

Chế độ vận động, luyện tập thể dục

 Luyện tập thể dục vừa sức để tăng cường sức khỏe

Vận động nhẹ nhàng, không nên gắng sức, phân bổ thời gian nghỉ ngơi giữa các bài tập.

Tái khám trở lại nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu:

Sốt cao, đau nhiều, khó thở, nôn nhiều… hay bất cứ dấu hiệu sức khỏe bất thường khác.

Bệnh nhân uống thuốc theo đơn và tái khám đúng hẹn. Nếu có gì bất thường cần liên hệ bác sĩ điều trị để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể.

Suckhoecuocsong.com.vn/Theo VTV

Các tin khác