Những điều tuyệt đối tránh trong nuôi dưỡng trẻ (Phần 1)

12/23/2014 1:33:16 AM
Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thiếu hiểu biết sẽ gây tổn hại cho cơ thể non nớt của trẻ. Tìm hiểu về những sai lầm trong khi nuôi dưỡng con trẻ để chúng ta có cách chăm sóc trẻ khoa học hơn, đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho trẻ.

 

 

Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thiếu hiểu biết sẽ gây tổn hại cho cơ thể non nớt của trẻ. Tìm hiểu về những sai lầm trong khi nuôi dưỡng con trẻ để chúng ta có cách chăm sóc trẻ khoa học hơn, đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho trẻ.

 

Không được cho trẻ mới sinh uống sữa non của mẹ quá muộn.

 

Theo quan niệm truyền thống, trẻ sinh ra sau 24 giờ mới được cho bú mẹ, có trường hợp còn đợi sau khi bầu ngực căng tròn lên (khoảng 2-3 ngày sau) mới cho trẻ bú sữa. Lý do thứ nhất là người mẹ cần được nghỉ ngơi sau khi sinh nở xong, thứ 2 là lượng sữa bị chua sẽ được vắt bớt đi và thứ 3 là khi ở trong bụng mẹ trẻ đã tích trữ được chất dinh dưỡng, cho bé bú muộn cũng không sao. Trên thực tế thì quan niệm này không khoa học.

 

Ảnh hưởng của những sai lầm trên

 

Những nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, cho trẻ mới sinh bú mẹ quá muộn sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của bé. Thông thường, trẻ được bú muộn nếu bị vàng da thì sẽ bị vàng da nặng hơn; có lúc còn khiến cho lượng đường trong máu bị hạ thấp gây ra những tổn hại mang tính duy trì cho đại não, đặc biệt là với trẻ sinh nhẹ cân và trẻ thiếu tháng thì hàm lượng đường trong máu càng dễ bị hạ thấp. Có trường hợp do bé được cho bú quá muộn khiến bé bị sốt mất nước. Do vậy, Theo phương pháp mới hiện nay nên cho trẻ bú sữa mẹ sớm.

 

 

Cho trẻ mới sinh bú mẹ quá muộn sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của bé.

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Sau khi sinh, nếu thấy cả mẹ và bé đều khỏe mạnh thì có thể bắt đầu cho bé bú lần đầu tiên sau 1-2 tiếng,để bé được hưởng chọn lượng sữa non về. Những trẻ mới sinh bình thường đều có thể bú khai sữa mẹ sau 4 - 8 tiếng sau khi sinh, cố gắng thực hiện sớm thời gian bú khai sữa sớm vì điều này có lợi cho cả mẹ và bé. Trong sữa non (sữa tiết ra trong 12 ngày đầu sau khi sinh )có chứa nhiều Albumin, trong đó có nhiều Immunoglobin miễn dịch có tác dụng bảo vệ cho trẻ, đó cũng chính là các kháng thể. Trong đó có một số Immunoglobin có hàm lượng cao nhất trong 3 ngày đầu sau khi sinh, sau đó thì hàm lượng này giảm xuống nhanh chóng. Chẳng hạn như trẻ dễ bị nhiễm khuẩn que đại tràng gây bệnh tháo dạ, thậm trí bị nhiễm trùng máu, lúc đó sữa mẹ có thể cung cấp một lượng lớn các kháng thể chống lại khuẩn que này để chống viêm nhiễm. Ngoài ra, sớm để bé khai sữa còn giúp tránh sưng và mưng mủ ở bầu ngực của người mẹ.

 

Không được định giờ bú đối với trẻ bú sữa mẹ

 

Trước đây người ta cho rằng, cần định giờ cho trẻ bú sữa mẹ, việc làm này không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Thời gian và số lần cho trẻ bú không được thực hiện một cách máy móc theo đúng giờ đã định. Nếu thấy trẻ đói cần cho ăn ngay, cho bú như vậy vừa có lợi cho sự sinh trưởng phát triển của trẻ, lại giúp khả năng tiết sữa tốt hơn.

 

 

Thời gian và số lần cho trẻ bú không được thực hiện một cách máy móc theo đúng giờ đã định.

 

Thời gian cho bú mỗi lần khoảng 15 - 20 phút là hợp lý. Nếu sữa nhiều, đủ cho trẻ bú no, thì có thể cách 3 tiếng cho trẻ bú một lần hoặc tuỳ theo nhu cầu của trẻ.

 

Không cho trẻ uống nước vì đã bú sữa no

 

Vào mùa hè nóng nực, giữa hai bữa bú cần cung cấp thêm cho trẻ 20 - 40 ml nước. Không được nghĩ rằng, trẻ cứ khóc quấy là do đói, có thể là do khát. Với em bé nặng 3kg thì lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 450 ml (bao gồm cả sữa).

 

Phương pháp đúng cơ lợi gì?

 

Mặc dù sữa có thành phần chủ yếu là nước nhưng chỉ dựa vào sữa không thôi thì không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu nước của cơ thể. Lượng nước cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn này cao hơn 3 -5 lần so với người lớn, mỗi kg trọng lượng cơ thể cần 100 - 150ml nước mỗi ngày. Do đó vẫn cần phải bổ sung thêm nước để đáp ứng cho nhu cầu trao đổi chất của cơ thể, đồng thời giúp làm sạch khoang miệng.

 

Tốt nhất là giữa hai bữa sữa cho bé uống nước một lần, đặc biệt là khi thời tiết nóng nực, ăn sữa nóng, khóc quấy, chơi đùa, ốm sốt và ra nhiều mồ hôi thì càng cần chú ý hơn để kịp thời cho bé uống nước. Protein trong sữa rất phong phú, nếu không kịp thời bổ sung nước, các tế bào trong cơ thể sẽ bị mất nước, gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể. Khi bị thiếu nước, nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao, bồn chồn không yên, khóc quấy, ngủ không đủ.

 

Không nên cho trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ăn nước rau quả nấu quá sớm.

 

 

Với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, không được cho trẻ ăn nước quả nấu trước 4 tháng tuổi.

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Cho trẻ bú sữa mẹ cùng với nước quả sớm sẽ làm giảm lượng bú của bé, dần dần, lượng sữa mẹ tiết ra sẽ ngày càng ít đi, trẻ quen ăn bằng núm vú cao su sẽ không thích ứng với việc bú ti mẹ nữa.

 

Phương pháp đúng cơ lợi gì?

 

Với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, không được cho trẻ ăn nước quả nấu trước 4 tháng tuổi. Bởi lẽ nước quả nấu thường được dùng để bổ sung vitamin C và khoáng chất còn thiếu cho trẻ nhưng thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ lúc nàylà thích hợp nhất cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của trẻ.Tỷ lệ phốt pho, canxi thích trong sữa mẹ là thích hợp, dễ hấp thụ, hàm lượng sắt và kem tuy giống như sữa bò nhưng mức độ hấp thu cao hơn nhiều lần so với sữa bò; vitamin C trong sữa mẹ tuy không nhiều nhưng không cần gia nhiệt và không bị phá huỷ. Sữa mẹ không cung cấp đủ vitamin D tuy nhiên các loại nước rau quả cũng không cung cấp được, trẻ phải tổng hợp từ dầu gan cá hoặc được phơi nắng nhiều.

 

Không được đun sữa bò tươi quá lâu

 

Nhiều người cho rằng có thể đun sữa của trẻ càng lâu càng tốt, để khử trùng triệt triệt để hơn, giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu. Sự thực thì không phải như vậy.

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Trong sữa bò có chứa khá nhiều Protein, các hạt Protein nhỏ ở dạng lỏng sau khi được gia nhiệt sẽ có thay đổi rất lớn. Ở nhiệt độ 60 - 62oC sẽ có hiện tượng mất nước nhẹ, các hạt Protein nhỏ từ trang thái lỏng chuyển sang dạng keo và kết tủa.

 

Trong sữa bò còn có một loại muối phosphate rất không ổn định, khi đun sẽ làm cho các chất này không tan kết tủa. Đun sữa bò lên đến khoảng 100oC thì các axit lactic trong sữa bắt đầu bị phân giải, sữa có màu mâu, đồng thời còn sản sinh ra một lượng ít các axit formic, làm thay đổi vị của sữa bò, sữa có vị chua. Cách đun sôi tốt nhất là: dùng lửa to đun sữa, sữa sôi là nhấc ra khỏi lửa, lắc qua một lần rồi lại đun, làm lại như vậy 3 - 4 lần, vừa giúp giữ được các thành phần dinh dưỡng có trong sữa, lại có thể lại bỏ một cách hiệu quả vi khuẩn có trong sữa. Khi đun sữa không được dùng lửa nhỏ vì nếu dùng lửa nhỏ đun thì thời gian đun sữa sẽ kéo dài, các vitamin trong sữa sẽ bị phá huỷ do dễ bị oxy hóa làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Với phương pháp đúng chúng ta có thể tận dụng được nguồn dinh dưỡng từ sữa bò khi mẹ không đủ sữa trong khi chúng ta cũng không đủ tiền để mua sữa công thức cho con.

 

Không được cho trẻ mới sinh ăn sữa bột quá đậm đặc

 

 

Các gia đình tuyệt đối không được tự ý thay đổi công thức pha sữa.

 

Với những em bé không thể muôi bằng sữa mẹ thì sữa bò sẽ là sự lựa chọn để thay thế sữa mẹ. Hiện nay, người ta thường dùng sữa bột trẻ em để thay cho sữa bò; sữa bột khá tiện lợi lại dễ bảo quản.

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Trẻ nhẹ cân, đẻ non, suy dinh dưỡng làm cha mẹ sốt ruột. Các gia đình tự ý thay đổi công thức pha sữa. Các tỷ lệ áp dụng với độ đậm đặc cao hơn khiến trẻ không thể hấp thụ do hệ tiêu hoá của trẻ còn quá non nớt. Hơn nữa, trong sữa bột có chứa khá nhiều các ion natri, nếu những ion Na nàykhông được pha loãng một cách đầu đủ, trẻ sẽ hấp thu một lượng lớn các ion này khiến hàm lượng Na trong máu tăng cao, tăng áp lực cho mạch máu, dẫn đến xuất huyết, xuất huyết co rút và lâu dần nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê.

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Vì vậy khi cho trẻ ăn sữa bột, không nên cho quá đậm đặc. Nên tuân thủ đúng công thức. Không nêncho trẻ ăn sữa bột quá đậm đặc hay quá nhạt vì như vậy sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.

 

Không được cho thêm quá nhiều hoặc quá ít đường vào sữa bò tươi dành cho trẻ nhỏ.

 

Không nên cho trẻ uống nước đường thay sữa bò

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Hiện nay ở những vùng sâu vùng xa, một số bà mẹ nghèovkhi không đủ sữa cho con bú thường dùng nước đường rất ngọt hoặc sữa bò tươi có thêm đường cho trẻ ăn; cách làm này dễ làm cho trẻ bị tháo dạ, tiêu hóa không tốt, trẻ không muốn ăn, thậm chí dẫn đến suy dinh dưỡng. Trẻ ăn nước và sữa có nhiều đường sẽ làm cho tỷ lệ phát bệnh viêm ruột non hoại tử tăng cao, nguyên nhân là vì lượng đường nồng độ cao trong nước và sữa làm tổn hại niêm mạc ruột của trẻ. Sau khi vào khoang bụng, đường sẽ lên men và sản sinh ra một lượng khí lớn gây xung khí khoang ruột, vách thành ruột bị tích khí ở mức độ khách nhau, tầng cơ và niêm mạc ruột xuất huyết hoại tử; trường hợp nặng còn bị thủng ruột.

 

Các triệu chứng như trướng bụng, nôn, đi ngoài lúc đầu ra phân giống như nước sau đó phân có máu là biểu hiện của bệnh. Vì thế, không được nuôi trẻ bằng nước và sữa có độ đường cao. Tỷ lệ cho thêm đường đúnglà: thêm 5- 8g đường vào 100ml sữa bò, tức là nồng độ 5-8%. Một thìa canh khoảng 15g đường, như vậy 5g là khoảng 1/3 thìa canh. Cũng có thể thêm theo tỷ lệ 500ml (0,5kg) sữa bò cho thêm khoảng 25g đường.

 

Nếu thêm đường quá ít, < 5% thì nhiệt năng cung cấp cho cơ thể bé không đủ, gây suy dinh dưỡng. Vì vậy, không được cho thêm quá nhiều hoặc quá ít đường vào sữa cho trẻ.

 

Skcs.vn

Các tin khác