Những điều tuyệt đối tránh trong nuôi dưỡng trẻ (Phần 2)

12/23/2014 1:41:29 AM
Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thiếu hiểu biết sẽ gây tổn hại cho cơ thể non nớt của trẻ. Tìm hiểu về những sai lầm trong khi nuôi dưỡng con trẻ để chúng ta có cách chăm sóc trẻ khoa học hơn, đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho trẻ.

 

 

Không được giữ nóng sữa bò bằng phích giữ ấm để cho trẻ ăn.

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Để thuận tiện, bố mẹ cho sữa bò nóng đun sôi vào trong phích bảo ôn để giữ ấm, hoặc ủ ấm trong bình giữ nhiệt khi nào cho trẻ ăn thì lấy ra rất thuận tiện. Cách làm này rất không khoa học. Các protein phong phú có trong sữa bò là mảnh đất rất màu mỡ của vi khuẩn. Ở nhiệt độ 20 - 24oC, vi khuẩn sinh sôi rất nhanh, thường là 20 phút có thể sinh ra một thế hệ, nếu sau quá 3 - 4 tiếng, thì sữa bò trong bình đã có thể bị biến chất rồi. Nếu trẻ uống phải loại sữa đã bị biến chất này rất dễ xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, nôn ọe, tháo dạ, đau bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Vì nhưng lý do trên nên cho trẻ uống ngay sữa sau khi đun hoặc pha, không nên ủ quá lâu.

 

 

Cho sữa bò nóng đun sôi vào trong phích bảo ôn để giữ ấm, hoặc ủ ấm trong bình giữ nhiệt là cách làm không khoa học.

 

Không được để quá muộn mới cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung.

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Không hiếm các trường hợp bố mẹ cho rằng, con mình còn quá nhỏ chỉ cần cho ăn sữa là đủ. Cha mẹ lo lắng trẻ sẽ khó tiêu hóa nếu ăn thức ăn bổ sung. Hơn nữa, cho trẻ ăn bổ sung trong thời gian này cũng là công việc rất khó khăn nên các mẹ muốn để bé lớn hơn một chút, ăn sẽ nhanh hơn. Điều này là hoàn toàn sai vì hình thành thói quen cho trẻ trong giai đoạn này quan trọng hơn việc cố gắng cho trẻ ăn nhiều. Nếu bạn để qua thời điểm này bé sẽ quá quen với việc uống, khó khăn hơn nữa trong quá trình tập nhai.

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Thời điểm ăn dặm thích hợp là từ 4 đến 6 tháng, khi hệ thống tiêu hoá của trẻ đã hoàn thiện, sắn sàng đón nhận dạng thức ăn cứng hơn. Nên tập cho bé quen dần với việc nhai thức ăn.

 

Không được nhai nát thức ăn rồi mới bón cho trẻ ăn.

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Ông bà chúng ta thường cho rằng nhai nhuyễn thức ăn rồi bón cho trẻ ăn sẽ giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn và có lợi cho sức khỏe. Song trên thực tế, đây là một cách nuôi dưỡng không đúng và là một thói quen không tốt. Trong miệng của người lớn thường có nhiều vi khuẩn gây bệnh, các khuẩn bệnh này có thể thông qua thức ăn, truyền từ miệng của người lớn sang cho trẻ nhỏ. Sức đề kháng của bé còn kém, khi gặp vi khuẩn bệnh sẽ sinh bệnh. Cách nuôi dưỡng này rất có hại, mất vệ sinh.

 

Ngoài ra, thức ăn sau khi được nhai nhuyễn thì hương vị và một phần hàm lượng dinh dưỡng đã bị mất đi. Trẻ nuốt thức ăn được nhai nhuyễn không trộn qua tuyến nước bọt của trẻ nên không những không biết mùi vị của thức ăn, làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa của trẻ.

 

 

Nhai nát thức ăn rồi mới bón cho trẻ là một cách nuôi dưỡng không đúng và là một thói quen không tốt.

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Tập cho trẻ có thói quen nhai, cơ nhai của trẻ sẽ phát triển tốt. Nếu trẻ tự nhai sẽ kích thích giúp răng phát triển, khiến dạ dày tiết dịch tiêu hóa, ruột có phản xạ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác muốn ăn. Nước dãi trong khoang miệng cũng được tiết ra nhiều hơn nhờ động tác nhai, làm mềm thức ăn tốt hơn và động tác nuốt được thực hiện thuận lợi hơn.

 

Không bổ sung vitamin D cho trẻ

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Trẻ nhỏ, sinh non hoặc yếu bố mẹ thường giữ gìn không cho ra nắng khiến trẻ không tổng hợp được vitamin D cho xương, ngày càng trẻ nên còi xương, suy dinh dưỡng

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Nửa tháng đến 1 tháng sau khi sinh có thể bắt đầu cung cấp thêm cho trẻ 400 đơn vị vitamin D mỗi ngày để phòng tránh việc thiếu hụt.

 

Không được cho trẻ sơ sinh ăn mật ong

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Mật ong có chứa nhiều vitamin, đường Glucozơ, đường Fructozơ, nhiều lại axit hữu cơ và các nguyên tố vi lượng có ích cho sức khỏe của con người - là một thứ đồ bổ dưỡng rất tốt. Một số người thích cho thêm chút mật ong vào trong sữa hoặc nước sôi cho trẻ uống để làm tăng dinh dưỡng cho trẻ hoặc để thông tiện. Nhưng hiện nay người ta đã chứng minh được rằng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nếu ăn mật ong và các chế phẩm từ phấn hoa sẽ có thể bị nhiễm khuẩn Botulinum gây ngộ độc thực phẩm.

 

 

Vì sức khỏe của trẻ, tốt nhất không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong.

 

Khả năng kháng bệnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn kém, vi khuẩn sau khi được ăn vào cơ thể dễ sinh sôi và sản sinh ra độc tố trong đường ruột, gây ra trúng độc thức ăn khuẩn Botulinum. Trẻ trúng độc bị táo bón kéo dài 1 - 3 tuần, rồi sau đó xuất hiện chứng bại liệt, tiếng khóc yếu, trẻ mút sữa yếu và hô hấp khó khăn.

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Do đó, vì sức khỏe của trẻ, tốt nhất không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong.

 

Không được cho trẻ ăn sữa bò cùng với một số các thức ăn khác.

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Cho trẻ em đầy đủ các dưỡng chất là việc cần làm tuy nhiên cần phải có một sợ kết hợp thật hợp lý không nên sau khi cho trẻ ăn sữa bò, cho trẻ uống thêm đồ uống có tính axit như nước cam, nước quả… Cho trẻ ăn như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới việc hấp thu các chất dinh dưỡng của trẻ. Vì đồ uống có tính axit dễ làm cho các Protein trong sữa bị ngưng kết lại thành cục, rất không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thu sữa bò cho trẻ, uống nước cam cần chú ý cách thời gian cho ăn sữa một quãng, thường là khoảng 1 tiếng sau khi ăn sữa là phù hợp. Có trường hợp bố mẹ sợ trẻ không đủ dinh dưỡng nên thường cho thêm một chút chocotate hòa tan vào sữa hoặc cho trẻ ăn thêm chocolate sau khi ăn sữa, cách cho ăn này cũng không khoa học. Vì vani trong sữa bò sau khi kết hợp với axit oxalic có trong chocolate sẽ tạo ra chất calcium oxalate không tan trong nước. Nếu ăn trong thời gian dài, dễ làm cho tóc của trẻ bị khô và không bóng. Ngoài ra, trẻ còn thường xuyên bị tháo đi ngoài và xuất hiện các hiện tượng như thiếu canxi phát triển chậm.

 

 

Không được cho trẻ ăn sữa bò cùng với các thức ăn khác.

 

Không cho trẻ nhỏ ăn lòng trắng trứng gà

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Trứng gà rất giàu dinh dưỡng và là một trong những thức ăn bổ sung quan trọng cho trẻ nhỏ, nhưng với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng. Nguyên nhân là vì hệ thống tiêu hóa của bé phát triển còn chưa toàn diện, thành ruột rất mỏng, tính thẩm thấu rất cao; trong khi đó Protein dị thể này là kháng nguyên khiến cơ thể của trẻ sinh ra kháng thể, khi gặp phải Protein dị thể này sẽ làm xuất hiện một loạt các phản ứng dị ứng và bệnh mang tính phản ứng biến đổi trạng thái như phát ban, sởi, viêm khí quản nhánh dạng hen.

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Nên cho trẻ ăn lòng đỏ vì trứng rất tốt cho chiều cao của trẻ, không cho trẻ ăn lòng trắng trứng gà.

 

Không được cho trẻ ăn nhiều trứng.

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Trẻ nhỏ có thể ăn một hai quả trứng/ ngày. Đây là quan niệm sai lần vì chức năng tiêu hóa của đường ruột và dạ dày ở trẻ sơ sinh còn chưa thành thục, các loại men tiêu hóa tiết ra ít. Nếu trẻ một tuổi mỗi ngày ăn 3 quả trứng hoặc hơn thì trẻ sẽ khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa và đi kèm theo đó là tháo dạ, đi ngoài. Có trường hợp trẻ do ăn quá nhiều trứng khiến lượng đạm trong cơ thể bị tích lại gây ra cân bằng âm, tạo thêm gánh nặng cho thận và sinh bệnh. Còn có trường hợp trẻ bị mắc chứng thiếu vitamin H do ăn quá nhiều trứng.

 

Ngoài ra nếu trẻ đang bị sốt, mọc mụn thì tạm thời không cho trẻ ăn trứng để tránh thêm gánh nặng cho ruột và dạ dày.

 

 

Trẻ nhỏ có thể ăn hai quả trứng một ngày là quan niệm sai lầm.

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, trẻ sơ sinh tốt nhất chỉ nên ăn lòng đỏ, mỗi ngày không nên ăn quá 1 lòng đỏ; trẻ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi có thể cách một ngày cho ăn 1 quả trứng (cả lòng đỏ và lòng trắng). Khi trẻ đã lớn hơn một chút mới có thể cho trẻ ăn một quả trứng hàng ngày vì trứng gà, trứng vịt có chứa nhiều Protein, can xi, phôt pho, sắt và nhiều lại vitamin giúp ích cho sự phát triển của trẻ.

 

Không được để trẻ bị thiếu kẽm

 

Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết trong cơ thể, tuy hàm lượng trong cơ thể rất nhỏ, chỉ có 1.4 - 2.3g nhưng chức năng của nó lại vô cùng quan trọng. Nếu thiếu kẽm sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, không những làm cho trẻ bị phát triển chậm lại và ngừng trệ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh thiếu kẽm thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh chán ăn, ăn những vât lạ và sinh trưởng chậm chạp. Nếu bị thiếu kẽm ở giai đoạn thai nhi và thời kỳ ăn sữa thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực.

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Để bổ sung nguyên tố kẽm cho bé, cần chú ý cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn của các bà mẹ cho con bú, cung cấp nhiều hơn cho cơ thể các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như các loại hải sản trừ cá. Nhu cầu về kẽm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các giai đoạn độ tuổi khác nhau thì không giống nhau, từ lúc sinh ra đến khi 6 tháng tuổi, trẻ cần 1.25mg kẽm mỗi ngày. Ngoài những em bé được nuôi bằng sữa mẹ ra, cần lên thực đơn hợp lý cho các bé không được ăn sữa, ăn nhiều các thực phẩm có chứa nhiều kẽm như bột gan, bột thịt và bột dinh dưỡng giàu can xi dành cho trẻ sơ sinh.

 

Không được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống nhiều đồ uống lạnh.

 

 

Ăn nhiều đồ uống lạnh là một loại kích thích lạnh rất mạnh đối với đường tiêu hóa.

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Cho trẻ uống những thứ trẻ thích. Đồ uống lạnh chủ yếu là tạo cảm giác giải khát mát mẻ nhất thời. Nếu uống quá nhiều không những không có ích mà ngược lại còn có hại cho cơ thể.

 

Quá trình chế biến đồ uống lạnh từ nguyên liệu đến thành phẩm trải qua nhiều công đoạn; thêm vào đó là các khâu như đóng gói, vận chuyển tiêu thụ khiến đồ uống rất dễ bị nhiễm vi khuẩn. Nếu như ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn sẽ có khả năng bị nôn, đi ngoài, thậm chí ngộ độc.

 

Trong đồ uống lanh thường có thêm một số chất tạo màu nhân tạo không phải thực phẩm, như chất tạo màu xanh, đỏ hoặc hương liệu, trong các chất tạo màu này có chứa nhôm và Arsen, rất không có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ sau khi ăn.

 

Ăn nhiều đồ uống lạnh là một loại kích thích lạnh rất mạnh đối với đường tiêu hóa, có thể gây co rút mạnh đường tiêu hóa, dẫn đến đau bụng, đi ngoài. Do nóng lạnh không đều, sức co giãn bình thường của mạch máu đường ruột và dạ dày bị ảnh hưởng không tốt khiến chức năng của dạ dày và ruột hoạt động mất nhịp nhàng, ăn không thấy ngon miệng, nhu động ruột tăng nhanh, khiến thời gian thức ăn dừng lại trong ruột bị rút ngắn lại, việc hấp thu các thành phần dinh dưỡng giảm đi rất nhiều lâu dần trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng và thiếu máu. Nếu uống đồ lạnh quá nhiều trong một lần sẽ làm loãng các axit dạ dày, suy giảm khả năng diệt khuẩn của dạ dày, có khả năng gây nhiễm khuẩn.

 

Vào mùa hè trẻ ra nhiều mồ hôi, trong cơ thể thiếu nước và muối, khi uống đồ uống lạnh sẽ cảm thấy càng uống càng thấy khát.

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Nên hạn chế trẻ uống đồ lạnh đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ đặc biệt là bệnh viêm họng.

 

Không nên cho trẻ cai sữa vào mùa hè

 

 

Mùa xuân và mùa thu là mùa cai sữa thích hợp nhất cho bé, trẻ dễ thích ứng với những thay đổi do cai sữa mang tới.

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Con đến tuổi thì có thể cai sữa bất cứ lúc nào. Còn vào mua hè, đặc biệt là khoảng tháng 7, tháng 8 khi thời tiết nóng nực, cảm giác ăn uống ở người bị giảm sút, thường không muốn ăn, nếu cai sữa trong thời gian này và đổi cho trẻ ăn những thức ăn khác sẽ rất dễ làm ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống ngon miệng của bé và cũng dễ gây tháo dạ đi ngoài, từ đó mà ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Đến 7-8 tháng tuổi, trẻ được tăng dần các thực phẩm để chuẩn bị cho việc cai sữa; việc lựa chọn thời gian cai sữa thích hợp vào mùa nào có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ. Mùa xuân và mùa thu là mùa cai sữa thích hợp nhất cho bé, trẻ dễ thích ứng với những thay đổi do cai sữa mang tới, trẻ sẽ không có hiện tượng tiêu hóa không tốt do ăn những thức ăn mới.

 

Không cho trẻ ăn các thực phẩm được ủ men nở

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Thường xuyên cho trẻ em bánh ngọt và những đồ bún, phở thay cơm

 

Thực phẩm ủ men nở có chứa chì rất có hại cho sức khỏe của con người. Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm của nước ta quy định, lượng chì có trong các loại thực phẩm như bánh ngọt không được vượt mức 0.5mg/1kg, nhưng hiện nay một số thực phẩm ủ nở do các hộ tư nhân làm ra và tiêu thụ có hàm lượng chì cao tới 20mg/1kg, tức là vượt hơn 40 lần so với quy định của tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm của nhà nước. Cho dù có thơm ngọt, giòn thì cũng không nên cho trẻ ăn thì tốt hơn.

 

Thực nghiệm đã chứng minh, sau khi chì được hấp thu vào cơ thể, các cơ quan tổ chức trong cơ thể đều gặp nguy hại rất lớn, đặc biệt là nguy hại cho hệ thống thần kinh, hệ tiêu hóa, tim mạch và hệ thống tạo máu càng lớn hơn.

 

Khi bị trúng độc chì, trẻ thường có biểu hiện bứt rứt không yên, ăn không ngon miệng, táo bón hoặc đi ngoài, có trường hợp trẻ còn bị thiếu máu, viêm gan do ngộ độc, đau tim và suy nhược thần kinh. Khả năng hấp thu chì của trẻ cao hơn người lớn rất nhiều do vậy, càng dễ bị trúng độc chì.

 

Phương pháp đúng

 

Hạn chế cho trẻ ăn các loại bánh gia công, bún phở vì có các loại mem ủ.

 

Không cho trẻ ăn nhiều thực phẩm rán dầu mỡ.

 

 

Thường xuyên cho trẻ ăn đồ chiên rán dầu mỡ rất không có lợi đối với sự phát triển bình thường của trẻ.

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồ ăn rán dầu mỡ, thường thấy là các loại bánh rán ăn vào buổi sáng; thường xuyên cho trẻ ăn sẽ rất không có lợi đối với sự phát triển bình thường của trẻ. Vì trong quá trình chế biến các món ăn, rất nhiều các vitamin đã bị phá vỡ, bên cạnh đó, khi chế biến còn cho thêm các chất làm nở xốp, thường dùng các loại phèn chua và Aluminium Potassium sulfate. Hai loại này đều có chứa nhôm trong thành phần của nó. Nhôm là nguyên tố lưỡng tính, có thể tác dụng với cả axit và kiềm tạo ra hợp chất sau phản ứng được cơ thể hấp thu, đồng thời xâm nhập vào trong các tổ chức đại não khiến trí năng của con người bị giảm sút, thậm chí còn xuất hiện chứng đần độn lão hóa.

 

Ngoài ra nhôm còn làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu phôtpho trong cơ thể, lượng phôtpho giảm ảnh hưởng đến sự phát triển của đại não và làm cho trí nhớ giảm sút. Ở người bình thường, tích số giữa canxi và phốt pho trong cơ thể là 40, nếu phốt pho giảm đi thì để đạt được cân bằng tích số này, một lượng canxi trong xương sẽ được chuyển vào huyết tương làm cho xương bị mềm đi, gây bệnh gù xương.

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Để tránh những ẩnh hưởng không tốt của những chất tạo nở xốp đối với sức khỏe của trẻ, không được dùng bột nở khi chế biến thực phẩm rán dầu mỡ, có thể tự rán ở nhà và ăn mộc, làm như vậy sẽ vô hại cho trẻ. Thực phẩm rán bằng dầu mớ cho dù không có sử dụng các chất nở xốp thì sẽ không bị nguy hại bởi những chất này nhưng vẫn khó tiêu hóa, tố hơn là không cho trẻ ăn nhiều.

 

Không cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt

 

 

Để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi của cơ thể, không được cho trẻ ăn quá nhiều rau chân vịt.

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Rau chân vịt có chứa rất nhiều axit oxalic, axit này sau khi gặp canxi trong cơ thể sẽ tạo thành hợp chất calcium oxalate mà cơ thể không hấp thu được. Trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, sự phát triển của xương và răng cần đến rất nhiều canxi. Nếu ăn nhiều rau chân vịt, lượng canxi trong cơ thể sẽ bị phá hoại, cơ thể sẽ bị thiếu canxi. Khi hàm lượng canxi trong máu giảm đi, trẻ nhỏ dễ có các triệu chứng như dễ hoảng sợ, ngủ không ngon vào ban đêm, thích khóc quấy; nếu nặng còn có thể bị co rút, còn gọi là chứng “co rút do thiếu canxi”.

 

Phương pháp đúng có lợi gì?

 

Để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi của cơ thể, không được cho trẻ ăn quá nhiều rau chân vịt.

 

Không được cho trẻ ăn quá nhiều đồ hộp

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Để thuận tiện, nhiều bố mẹ đã mua một số thực phẩm đóng hộp về cho trẻ ăn. Để tạo được hiệu quả màu sắc và mùi vị ngon mắt, đồng thời bảo quản được trong thời gian dài, trong đồ hộp thường có thêm một lượng chất phụ gia nhất định, như các loại chất tạo màu nhân tạo, tinh dầu và chất bảo quản. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn chưa phát triển thành thục, chức năng giải độc của gan vẫn chưa hoàn thiện, nếu ăn quá nhiều thực phẩm đóng hộp, vượt quá giới hạn những chất có hại mà cơ thể có thể xửu lý sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cơ thể, thậm chí còn bị trúng độc mạn tính do một số chất hóa học nào đó tích tụ thường xuyên và liên tục trong cơ thể. Ngoài ra, thực phẩm đóng hộp trải qua quá trình xử lý chế biến gia nhiệt thì trên một nửa lượng vitamin C đã bị phá hoại.

 

Phương pháp đúng

 

Cần cho trẻ ăn các thực phẩm tươi mới là chính, hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp.

 

Không được cho trẻ ăn thức ăn có màu sắc sặc sỡ

 

 

Vì sức khỏe của trẻ, tốt hơn là không nên lựa chọn những loại thực phẩm có màu sặc sỡ.

 

Ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm

 

Những đồ ăn có màu sắc sặc sỡ, kiểu dáng mới mẻ thường thu hút được không ít các bậc phụ huynh và trẻ nhỏ, trên thực tế, thực phẩm màu mè rất không có lợi cho sức khỏe của trẻ.

 

Nguồn gốc các chất tạo màu trong thực phẩm có màu sặc sỡ có hai loại: một loại là màu tự nhiên như hồng cầu của động vật, màu xanh của thực vật; còn một loại là các chất tạo màu nhân tạo, chủng loại rất phong phú, các chất mà luật vệ sinh thực phẩm của nước ta cho sử dụng gồm có màu đỏ môi, màu vàng chanh, màu đỏ rau dền, lượng sử dụng không được vượt quá 1/1000 và không được sử dụng trong các loại thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

 

Lượng chất tạo màu dùng trong các thực phẩm màu sắc tuy nhỏ nhưng nếu ăn quá nhiều và trong thời gian dài thì các chất tạo màu này sẽ tích tụ dần trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe. Chức năng giải độc của gan và chức năng bài tiết của thận ở trẻ nhỏ đều còn yếu hơn so với người lớn, các chất tạo màu này khi đi vào cơ thể của trẻ nhỏ sẽ làm tiêu tốn những chất giải độc của gan va gây nhiễm chức năng trao đổi chất bình thường, dẫn đến tháo dạ, trướng bụng, đau bụng và suy dinh dưỡng. Các chất màu này thường xuyên bám vào thành ruột khiến niêm mạc ruột dễ bị viêm và hình thành các ổ loét. Chất tạo màu bám vào các bộ phận cơ quan củ hệ thống tiết niệu dễ tạo sỏi trong đường niệu hoặc trúng độc mãn tính, làm tổn hại chức năng của thận. Vì sức khỏe của trẻ, tốt hơn là không nên lựa chọn những loại thực phẩm có màu sặc sỡ.

 

Skcs.vn

Các tin khác