Những khuyến cáo khi ăn cua biển để không biến tốt thành hại

12/30/2019 11:25:00 AM
Thịt cua biển không những cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ các bệnh về tim, ung thư, các chứng trầm cảm, lo âu mà chúng còn cung cấp axit béo omega 3 cực tốt cho cơ thể.

 

Cua biển là một trong những hải sản có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Thịt cua biển không những cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ các bệnh về tim, ung thư, các chứng trầm cảm, lo âu mà chúng còn cung cấp axit béo omega 3 cực tốt cho cơ thể.

Các nhà dinh dưỡng hàng đầu cho biết, hàm lượng protein có trong thịt cua biển cao hơn nhiều so với các loại cá, thịt khác. Trung bình 100g thịt cua biển chứa khoảng 12,3g protid, 3,3g lipid, 5.040g canxi, 430mg phốt pho, 4,7mg sắt, 2 mg đồng,lượng vitamin B1, vitamin B2, PP, vitamin B6. Hàm lượng Cholesterol trong thịt cua biển dao động từ 30 – 56 mg/kg có khả năng giúp giảm thiểu lượng mỡ trong máu và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ, giảm triệu chứng trầm cảm, lo âu.

Theo đông y,cua biển có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc. Cua biển được sử dụng để điều trị một số bệnh như còi xương, đái dầm ở trẻ em, sinh huyết tán ứ, đau bụng ở phụ nữ, tiêu thũng chỉ thống (xẹp sưng tấy, giảm đau nhức), săn gân khỏe xương, điều tị các vết bầmứ huyết hóa ung nhọt, trật khớp, gẫy xương, mụn độc lở,...

Những giá trị dinh dưỡng của cua biển đối với sức khỏe

Cua biển giàu vitamin B12

Trong cua biển cũng có nhiều vitamin B12, chúng ta cần 2,4 microgram mỗi ngày. Cứ 75g thịt cua biển sẽ cung cấp 9,78 microgram Vitamin B12. Vitamin B12 giúp cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh.Các vitamin cũng hỗ trợ chức năng não bình thường, làm giảm nguy cơ của bệnh tim mạch.

Cua biển giàu chất hoáng

Một con cua biển có thể cung cấp khoảngkhoảng 3-8% lượng sắt và kali mỗi ngày.Bên trong thịt cua chứa một lượng lớn chất kẽm và đồng, những chất này rất cần thiết cho các phản ứng hóa học trong cơ thể để cung cấp năng lượng, tổng hợp protein, hình thành các mô liên kết và các chất dẫn truyền thần kinh.

Cua biển giàu Axit béo Omega-3

Cua biển rất giàu axit béo omega-3 giúp làm giảm độ dính của tiểu cầu trong máu, do đó làm cho các tế bào máu đỏ linh hoạt và đảm bảo dòng chảy mượt mà hơn. Ngoài ra, các axit béo omega-3 trong chua biển còn có lợi cho việc cải thiện trí nhớ, phòng ngừa mắc các căn bệnh ung thư, hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm, lo âu, thường xuyên làm việc dưới cường độ cao nên bổ sung cua biển vào chế độ ăn

Natri và cholesterol

Một phần ăn 75g thịt cua có chứa 911 mg natri. Người lớn khỏe mạnh nên hạn chế khẩu phần ăn chứa natri. Tốt nhất là 2,300 mg một ngày hoặc ít hơn. Bổ sung nhiều natri có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, cao huyết áp và suy tim sung huyết.

Trong 75g thịt cua biển có có chứa 45 mg cholesterol. Nếu tiêu thụ quá nhiều cholesterol có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim, đau tim và đột quỵ. Không nên tiêu thụ hơn 300 mg cholesterol mỗi ngày đối với người bình thương, nếu người có bệnh tim có thể tiêu thụ 200 mg hoặc ít hơn.

Cua biển tốt cho thai nhi, mẹ bầu

Cua biển là thực phẩm không thể thiếu trong quá trình mang thai. Bởi thịt cua và gạch cua biển chứa nhiều protein, chất sắt, đặc biệt là hàm lượng lớn axit béo omega-3, yếu tố quan trọng cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt thai nhi.

Cua biển tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Cùng với tất cả các động vật có vỏ khác, cua biển rất giàu crom, giúp insulin để chuyển hóa đường, và do đó làm giảm mức độ glucose trong máu của cơ thể.

Cua biển giàu protein

Theo các nhà dinh dưỡng hàm lượng protein trong thịt cua biển cao hơn nhiều so với nhiều loại thịt cá khác. Không những thế thịt cua biển còn dễ tiêu hóa nên rất phù hợp cho người có thể trạng suy nhược,trẻ biếng ăn, người mới ốm dậy và trẻ suy dinh dưỡng

Ngăn ngừa ung thư

Selenium là một chất chống oxy hóa và hủy bỏ những chất gây ung thư cadmium, thủy ngân và arsenic, có thể gây ra các khối u. Selen cao trong máu trong máu dẫn đến giảm tỷ lệ ung thư. Trong thực tế, lysate chiết xuất từ máu màu xanh của con cua được sử dụng để phát hiện viêm màng não và cột sống để chống ung thư.

Cua biển tăng cường sinh lý cho nam giới

Trong sách Đông y có ghi chép, thịt cua biển có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc có tác dụng trong việc điều trị các bệnh như thanh nhiệt, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, thông kinh lạc, bổ xương tủy,…Các món ăn chế biến từ cua biển có tác dụng bồi bổ cơ thể, cải thiện khả năng chăn gối, chống lại căn bệnh liệt dương, là bài thuốc tăng cường sinh lý tự nhiên

Những khuyến cáo khi ăn cua biển để không ảnh hưởng đến sức khỏe

+ Thức ăn của cua biển thường là xác động vật, các chất mùn làm thức ăn do đó bề mặt cơ thể, mang, đường ruột chứa nhiều vi khuẩn nên hấp hoặc luộc cua chín kỹ rồi mới thưởng thức.

+ Những người có cơ địa bị dị ứng với các loại động vật có vỏ như tôm hùm, tôm sú, tôm càng xanh, cua biển,…tuyệt đối không nên ăn cua biển.

+ Nên ăn cua biển khi còn sống, tuyệt đối không ăn cua chết hoặc sắp chết. Sau khi cua chết những vi khuẩn trong cơ thể nhanh chóng phát triển thâm nhập vào thịt cua khiến người ăn dễ bị buồn nôn, đau bụng, đi ngoài

+ Những người đang bị đau dạ dày, cảm lạnh sốt, bị tiêu chảy không nên ăn cua.

+ Chỉ nên ăn phần thịt cua và gạch cua phần còn lại như dạ gày, tim cua, mang cua không nên ăn.

+ Không trà, quả hồng trong hoặc sau khi ăn cua. Bởi nước trà có thể làm loãng axít trong dạ dày, khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thị các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn đẫn đến đau bụng đi ngoài.

Chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể dẫn đến những phản ứng xấu như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài.

+ Người bị viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật và những người bị bệnh viêm gan cũng nên hạn chế ăn cua.

+ Những người có tì vị hư tránh ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài.

+ Người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao nên ăn ít hoặc không ăn, bởi vì trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao

+ Khi ăn cua không nên ăn chung với mật ong bởi cua tính hàn sẽ dễ gây tiêu chảy, thậm chí trúng độc nếu ăn nhiều.

+ Không nên ăn cua với cá chạch, táo tàu, quả kiwi, cam, bí đỏ, cần tây, nước đá, dưa bở, khoai tây,…bởi những thực phẩm này kị với cua.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác