Những loại thực phẩm đã nấu thì không nên hâm nóng ăn lại

4/24/2023 5:03:00 PM
Những loại thực phẩm dưới đây dù chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng những loại thực phẩm này đã nấu chín thì không nên hâm nóng lại để ăn tránh gây ảnh hưởng sức khỏe, ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

 

Những loại thực phẩm đã nấu thì không nên hâm nóng ăn lại

Khá nhiều gia đình có thói quen cất trữ thức ăn thừa của bữa ăn trước đó vào ngăn mát của tủ lạnh đến bữa ăn đem ra hâm nóng lại thức ăn vừa tiết kiệm, tránh lãng phí thức ă. Nhưng không phải thực phẩm nào cũng phù hợp để mang đi hâm nóng lại, đặc biệt là những loại thực phẩm này:

Nấm

Một số món ăn từ nấm khi được nấu chín nên ăn hết trong bữa ăn đó không nên để cất trữ trong tủ lạnh, không nên hâm nóng lại để ăn vào bữa ăn sau để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bởi nấm chứa nhiều protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ biến thành chất độc hại nguy hiểm cho dạ dày, tim mạch thậm chí những người có đường tiêu hóa kém ăn vào sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy.

Bên cạnh đó, một số loại nấm như nấm đen, nấm đông cô, nấm trắng, nấm kim châm... dù là ở dạng khô hay tươi thì thời gian bảo quản cũng không nên kéo dài vì rất dễ làm gia tăng số lượng vi khuẩn bám lại bên trong các chân nấm, kẽ nấm.

Sữa

Sữa trở thành thức uống không thể thiếu của mọi gia đình chúng chứa nhiều dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Nhiều người thích uống sữa sau khi hâm nóng vì cho rằng như vậy sẽ có lợi hơn, dễ uống hơn là sữa để lạnh nhưng bạn có biết rằng sữa có thể hâm nóng một lần chứ không nên hâm nóng hai lần.

Nếu đã mở hộp sữa, chúng ta nên nhớ uống hết càng sớm càng tốt. Bởi khi sữa tiếp xúc với không khí bên ngoài có thể sinh ra một số vi khuẩn, dù cho hâm nóng lại cũng không loại bỏ được vi khuẩn. Do đó, khi uống sữa hâm nóng có thể gây đau bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa

Hải sản

Khi ăn không hết hải sản đã được nấu chính nhiều người thường cất vào ngăn mát của tủ lạnh đẻ dành cho hôm sau hâm nóng lại ăn tiếp. Nhưng các loại hải sản như tôm, cá, nghêu, sò,... sau khi hải sản được nấu chín, nó rất dễ bị biến chất và ảnh hưởng đến lượng protein nạp vào cơ thể từ đó có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng.

Rau bina

Rau bina có chứa nitrat, hàm lượng nitrat trong 100gr rau bina có thể lên tới 24 - 387mg. Trong quá trình hâm nóng, nitrat được chuyển thành nitrit nếu ăn trong thời gian dài khả năng gây ung thư.

Khoai tây

Không nên luộc lại khoai tây hoặc hâm nóng trong lò vi sóng bởi các chất dinh dưỡng và kali có trong khoai tây sẽ biến thành chất độc hại gây hại cho sức khỏe

Củ cải

Khi củ cải được hâm nóng, tính axit hóa được hình thành sẽ ảnh hưởng đến ruột non làm chúng ta cảm thấy khó chịu, đau bụng

Cần tây

Cần tây rất tốt cho sức khỏe, chúng chứa nhiều vitamin K, vitamin A, vitamin C, vitamin C, chứa nhiều chất xơ cùng nhiều hàm lượng dưỡng chất khác. Khi sử dụng cần tây có tác dụng làm đẹp da, giải độc, loại chất cặn bã dư thừa ra ngoài cơ thể,... Nhưng cần tây khi đã nấu chín để qua đêm có thể sản sinh ra độc tố nitrit. Nếu đun nóng lại nitrit sẽ vượt quá tiêu chuẩn và xâm nhập gây hại cho cơ thể cũng như các mô tế bào bên trong.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ăn lại thức ăn thừa để qua đêm?

Thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh bao lâu?

Tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, ung thư khi ăn đồ nướng tại nhà

Nên bảo quản thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh trong bao lâu?

Nhận thấy những dấu hiệu này trên thực phẩm, vứt đi ngay đừng tiếc

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác