Những lợi ích bất ngờ khi nấu cơm bằng nước trà

5/5/2021 10:47:00 AM
Không chỉ giúp cơm thơm ngon, bổ dưỡng hơn mà khi nấu cơm bằng nước trà mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

 

Nấu cơm bằng nước trà tưởng chừng khá lạ lẫm, nhưng đây là cách nấu cơm thay thế nước lọc bằng nước trà được khá nhiều người áp dụng nấu. Không chỉ giúp cơm thơm ngon, bổ dưỡng hơn mà khi nấu cơm bằng nước trà mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

Nước trà có tác dụng rất tốt cho sức khỏe nhưng khi được sử dụng để nấu cơm lại mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết khi nấu cơm bằng nước trà có thể giúp ngăn ngừa các bệnh như: ung thư đường tiêu hóa, ngăn ngừa sâu răng, chống đột quỵ, chống lão hóa,….

Những lợi ích bất ngờ khi nấu cơm bằng nước trà

Những lợi ích đối với sức khỏe khi nấu cơm bằng nước trà

Giảm lượng đường trong máu

Như đã biết, các polysaccharid trong trà có thể làm giảm sản xuất gluconeogenes, glycogen bằng cách tăng cường chức năng chống oxy hóa của cơ thể, tăng cường hoạt động glucokinase của gan từ đó có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu lúc đói.

Phòng và điều trị các bệnh tim mạch

Trà xanh có chứa tới 70-80% chiết xuất polyphenol, chất này trong trà có thể nâng cao khả năng phục hồi của vi mạch máu, ngăn chặn vỡ mao mạch và chảy máu. Bên cạnh đó, chất polyphenol có thể làm giảm cholesterol máu, ức chế xơ vữa động mạch, mềm mạch máu, hạ lipid máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Giảm mỡ máu

Khác với cơm bằng nước lọc thông thường, cơm nấu bằng nước trà rất giàu statin. Statin có tác dụng peroxy hóa lipid, giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp, cholesterol xấu và chất béo trung tính trong máu người từ đó giảm mỡ máu cực kỳ hiệu quả.

Phòng chống đột quỵ, chống lão hóa

Axit tannic trong trà và gạo là một loại polyphenol, có thể ức chế sự hình thành lipid bị oxy hóa và loại bỏ các enzym hoạt động, có thể giữ cho mạch máu đàn hồi. Khi nấu cơm bằng nước trà thường xuyên có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ và chống lão hóa.

Hỗ trợ tiêu hóa

Chất phenol trong nước trà có thể thúc đẩy quá trình sản sinh ra các enzym tiêu hóa của con người khi vào cơ thể con người. Do đó, khi sử dụng nước trà để nấu cơm rất tốt cho những người mắc chứng khó tiêu.

Bảo vệ răng và ngăn ngừa sâu răng

Như đã biết Florua có trong trà có tác dụng làm trắng và sạch răng. Khi nấu cơm bằng nước trà có thể tăng cường độ dẻo dai và khả năng kháng axit của răng, ngăn ngừa sâu răng, bảo vệ răng khỏi các bệnh về răng.

Phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa

Polyphenol trong trà có thể ngăn chặn sự tổng hợp nitrosamine trong cơ thể con người. Từ đó, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Những lợi ích bất ngờ khi nấu cơm bằng nước trà

Hướng dẫn cách nấu cơm bằng nước trà

Chuẩn bị:Trà xanh, gạo tẻ

Thực hiện

Bước 1: Lá trà xanh sau khi mua về, nhặt sạch và chỉ lấy phần lá còn non, không lấy lá bị sâu, úa, héo

Bước 2: Sử dụng một lượng lá trà xanh vừa phải vò nát lá trà xanh sau khi đã rửa sạch, ngâm với 500ml nước sôi nóng khoảng 5-7 phút.

Bước 3: Sau khoảng 5-7 phút lọc lấy nước trà xanh bằng khăn sạch, bỏ bã

Bước 4: Cho gạo tẻ đã vo sạch vào nồi cơm, đổ từ từ nước trà xanh đến khi nào nước ngập mặt gạo khoảng 1 đốt ngón tay. Đậy nắp lại và bật chế độ nấu cơm như cách nấu cơm thông thường  bằng nước lọc.

Bước 5: Sau khi cơm chín chuyển qua chế độ nghỉ, hãy mở nắp nồi cơm điện và dùng đũa đảo đều cho hạt cơm tơi.

Những điều cần lưu ý khi nấu cơm bằng nước trà

+ Có thể sử dụng các loại nước trà khác nhau để nấu cơm để mang lại nhiều lợi ích phòng bệnh khác nhau. Các loại trà được sử dụng để nấu cơm bao gồm: trà xanh, trà Phổ Nhĩ, trà Ô long, trà đắng,

+ Không để bã trà rơi vào cơm

+ Không nên dùng quá nhiều trà khi nấu cơm

+ Không dùng nước trà hãm qua đêm để nấu cơm

+ Khi ăn cơm nấu bằng nước trà không nên ăn các đồ ăn có độ đạm cao

+ Chú ý kết hợp thức ăn giàu protein và sắt như sữa, trứng, thịt nạc, các loại đậu, hạt, nấm, vừng,…

+ Những người bị mất ngủ hạn chế ăn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Nghiên cứu mới: Trà xanh là phụ tá đắc lực chống lại vi khuẩn kháng thuốc

4 loại thực phẩm tăng cường sức khỏe, bảo vệ mạch máu

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác