Những món ăn đại kỵ tránh kết hợp trong ngày Tết

2/3/2024 11:08:00 AM
Một số món ăn ngày Tết nếu vô tình kết hợp với nhau sẽ tạo ra những bất lợi về việc hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí gây hại cho sức khỏe. Vậy những món ăn nào đại kỵ, không nên kết hợp khi ăn.

 

Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng thế giới bởi hàng trăm món ăn đa dạng mang những nét đặc trưng khác nhau trải dài trên khắp các tỉnh thành của cả nước. Các kiến thức thực hành nấu ăn, nghệ thuật làm bếp liên quan mật thiết đến hệ tiêu hoá và sức khoẻ của con người. Những bữa ăn hàng ngày đã vậy, một số món ăn ngày Tết nếu vô tình kết hợp với nhau sẽ tạo ra những bất lợi về việc hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí gây hại cho sức khỏe. Vậy những món ăn nào đại kỵ, không nên kết hợp khi ăn.

Động vật có vỏ sống trong nước và thực phẩm chứa vitamin C

Các loại động vật có lớp vỏ và sống dưới nước gồm nghêu sò, tôm... nên hạn chế ăn cùng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như ớt chuông đỏ, cải xoăn. Cải xoăn, súp lơ…Sự kết hợp giữa hai nhóm thực phẩm này sẽ khiến cho cơ thể tích lũy thạch tín (asen), dễ gây tử vong.

Thịt dê và giấm

Thịt dê chứa nhiều chất đạm và các hoạt chất sinh học trong khi giấm chứa chủ yếu là axit axetic có khả năng phá hủy các chất dinh dưỡng vốn có của thịt dê. Vì vậy các chuyên gia ẩm thực khuyên khi ăn thịt dê không dùng giấm trong nước chấm.

Thịt dê và nước chè

Uống nước chè sau ăn là thói quen của người Việt, tuy nhiên sau khi dùng thịt dê, thịt chó không nên uống nước chè vì dễ tạo thành chất tannalbin gây se niêm mạc ruột, dẫn đến táo bón, thậm chí làm tăng khả năng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Thịt bò và rượu

Trong thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng, còn rượu cũng được xem là loại đồ uống có tính nóng. Sự kết hợp giữa hai thực phẩm này dễ gây ra chứng táo bón, mắt đỏ, ù tai hoặc bị viêm khóe miệng.

Hải sản và nhân sâm

Hải sản thuộc nhóm thực phẩm đại hạ khí, trong khí nhân sâm là thực phẩm đại bổ khí. Hai loại thực phẩm này tốt nhưng kết hợp với nhau sẽ gây hại cho sức khoẻ về lâu dài. Nguyên nhân do các chất bổ dưỡng sẽ tự triệt tiêu nhau, khiến cho cơ thể không hấp thụ khi ăn.

Quả đào và thịt ba ba

Thịt ba ba chứa nhiều đạm nhưng sẽ bị axit malic trong quả đào làm cho biến đổi dẫn đến tình trạng giảm các chất dinh dưỡng vốn có của hai loại thực phẩm này.

Gan lợn và giá đỗ

Gan lợn chứa đồng do đó khi xào chung với giá đỗ dễ gây mất chất dinh dưỡng của giá. Nguyên nhân do lượng vitamin C trong giá đỗ có thể oxy hóa chất đồng vốn có trong gan lợn khiến món ăn sẽ không còn tác dụng dinh dưỡng.

Gan động vật và cà rốt, rau cần

Trong gan động vật chứa đồng và sắt có thể gây oxy hóa với các loại vitamin vốn có trong rau củ như cần tây, cà rốt…Những loại rau củ này chứa cellulose và axit oxalic ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt diễn ra trong cơ thể do đó cần loại trừ các loại rau trên khi trong thực đơn có gan.

Cà chua và khoai lang, khoai tây

Cà chua chứa nhiều chất toan (chất chua), khi kết hợp với các loại khoai như khoai tây, khoai lang sẽ khiến cho dạ dày chứa một số chất gây khó tiêu, dẫn đến việc đau bụng và các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khác.

Cà chua và rượu

Với thành phần axit tannic, cà chua có thể hình thành một số chất khó tiêu khi dùng chung với rượu, dễ gây ra tình trạng tắt nghẽn đường ruột.

Đậu hũ và hành

Đậu hũ chứa nhiều canxi, trong khi hành lại chứa axit oxalic, do đó khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau sẽ dễ tạo ra kết tủa oxalic canxi dẫn đến khó tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe về lâu dài.

Cà rốt và củ cải

Cà rốt chứa nhiều enzyme có khả năng phân giải hàm lượng vitamin C trong củ cải. Do đó, cần hạn chế việc dùng hai loại thực phẩm này vì sẽ không hấp thụ được vitamin C vốn có trong củ cải và một số chất dinh dưỡng khác từ cà rốt.

Củ cải trắng và nấm mèo (mộc nhĩ)

Củ cải trắng chứa một số enzyme, trong khi nấm mèo lại chứa nhiều hoạt chất sinh học, nên khi kết hợp chúng sẽ sinh ra các hợp chất gây hại cho cơ thể, thậm chí gây ra tình trạng viêm da.

Củ cải trắng và lê, táo, nho

Thành phần ceton trong các loại trái cây (như táo, lê và nho) gây phản ứng với xyanogen trong củ cải, làm cho người ăn dễ bị suy tuyến giáp và gây bướu cổ.

Quả lê và rau dền

Khi thực đơn có canh rau dền hay món ăn làm từ rau dền cần tránh dùng lê để tráng miệng. Nguyên nhân do một số chất trong hai loại thực phẩm này dễ khiến cho cơ thể bị sốt.

Cua và quả hồng

Hàm lượng axit tanic trong quả hồng có thể sẽ khiến cho dạ dày bị khó tiêu, gây buồn nôn hoặc đau bụng. Do đó khi ăn cua cần loại bỏ quả hồng làm hoa quả tráng miệng.

Khoai môn và muối tiêu

Bạn nên tránh dùng khoai môn với muối tiêu, vì sau khi ăn dễ khiến cho ruột bị đau thắt, bất lợi cho quá trình tiêu hóa.

Thịt dê và dưa hấu

Enzyme trong dưa hấu sẽ phản ứng với một số chất có trong thịt dê, do đó sau khi ăn các món ăn làm từ thịt dê nên tránh dùng món tráng miệng có dưa hấu.

Dưa leo và cà chua

Việc kết hợp các món ăn có cà chua và dưa leo sẽ không tốt cho sức khoẻ. Nguyên nhân do cà chua chứa nhiều vitamin C, trong khi dưa leo lại chứa men có thể phân giải hàm lượng vitamin C vốn có của cà chua. Do đó món ăn đã có cà chua không nên dùng dưa leo.

Sữa đậu nành và trứng gà

Sữa đậu nành chứa men protidaza gây ức chế sự hoạt động của protein vốn có trong trứng gà, dẫn đến việc cản trở quá trình tiêu hóa cũng như gây chứng đầy bụng khó tiêu sau khi ăn.

Sữa đậu nành và đường đen

Đường đen chứa axit oxalic và axit malic do đó khi dùng chung với sữa đậu nành sẽ diễn ra quá trình axit, sinh ra một số chất “lắng biến tính” làm giảm đi chất dinh dưỡng trong sữa.

Sữa bò và nước hoa quả chua (cam, quýt)

Sữa bò chứa nhiều hàm lượng chất đạm và chất casein do đó khi dùng chung với nước hoa quả như cam quýt sẽ làm cho casein bị kết dính dẫn đến tình trạng lắng đọng gây đầy bụng khó tiêu.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác