Những tác hại cực kỳ nguy hiểm của thủy ngân đối với sức khỏe

9/9/2019 8:23:00 AM
Thủy ngân là một nguyên tố rất độc hại cho sức khỏe của con người và đặc biệt cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, có thể gây dị tật cho thai nhi.

 

Thủy ngân được tổ chức WHO liệt vào danh sách 10 hóa chất độc hại đe dọa ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Thủy ngân tồn tại trong môi trường tự nhiên được thải vào môi trường do các hoạt động của núi lửa, quá trình kiến tạo địa chất. Nhưng các hoạt động của con người là nguyên nhân chính của việc phát tán thủy ngân như sử dụng than đá, đốt rác thải, đãi vàng,…

Thủy ngân có thể bị hấp thụ qua ăn các loại cá biển, sò nhiễm methyl thủy ngân. Ngay cả khi các loại hải sản đã được sơ chế và nấu kỹ.

Mọi người có thể tiếp xúc với thủy ngân trong không khí nhưng thường ở mức an toàn. Nhưng khi tiếp xúc với lượng thủy ngân vượt ngưỡng cho phép kể cả trong thời gian ngắn cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Nếu như bà mẹ mang thai bị nhiễm thủy ngân sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Khi bị nhiễm thủy ngân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não, hệ thân kinh của bào thai thậm chí gây dị tật. Qua đó còn tác khả năng suy nghĩ, ghi nhớ, tập trung, rối loạn ngôn ngữ và các hoạt động thể chất khi trẻ lớn lên.

Khi hít phải hơi thủy ngân có thể ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, phổi, thận và có thể gây chết người. Một số loại muối vô cơ của thủy ngân có thể ăn mòn, phá hủy da, mắt, nội tạng và làm suy thận.

Những người tiếp xúc trực tiếp hoặc nhuốt phải các hợp chất của thủy ngân sẽ bị run chân tay, mất ngủ, mất trí nhớ, rối loạn thần kinh cơ, đau đầu, mất chức năng nhận thức.

Tiếp xúc mãn tính với thủy ngân có thể gây ra run mí mắt và rối loạn thị giác, viêm màng tiếp hợp, thu hẹp thị trường.

Ngoài ra thủy ngân có thể gây ung thư, biến đổi gen gây quái thai nếu tiếp xúc nhiều.

Người bị nhiễm độc thủy ngân cấp tính có thể gây viêm thận, đạm huyết tăng nhanh, giảm clo huyết, nhiễm axit viêm loét miệng, bỏng đường tiêu hóa, nôn ra máu, toàn thân suy sụp. Người nhiễm độ thủy ngân cấp tính có biểu hiện khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng, bệnh nhân thường tử vong trong vòng 24 đến 36 giờ.

Phương pháp loại bỏ thủy ngân ra khỏi cơ thể

Khi phát hiện người nghi nhiễm độc thủy ngân hãy nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi môi trường khí độc.

Tiến hành hành rửa da, mắt bằng nước sạch tại chỗ, sử dụng nước lọc hoặc nước máy. Bên cạnh đó khi sơ cứu hãy mang găng tay, đeo khẩu trang, kính để tránh bị nhiễm thủy ngân.

Đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Hiện nay, không có cách nào có thể giải độc thủy ngân tại chỗ mà chỉ có cách sơ cứu nạn nhân như trên rồi nhanh chóng chuyển người đó tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Bởi tại các cơ sở y tế sẽ có nhiều cách giải độc thủy ngân, phổ biến và khá hiệu quả được áp dụng là thuốc giải độc.

+ Nếu nạn nhân vô tình uống phải thủy ngân nguyên chất, độc tố sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể. Các bác sĩ phải phẫu thuật lấy ra để giúp bệnh nhân tránh bị thủng ruột và tử vong.

Nếu  nạn nhân ngộ độc thủy ngân vô cơ (thủy ngân kết hợp một chất kiềm hoặc axit khác). Thông thường, nạn nhân sẽ hít phải không khí chứa thủy ngân.

Tại các cơ sở y tế bác sĩ  sẽ tiến hành hỗ trợ bệnh nhân ổn định hô hấp và tiến hành súc toàn bộ phổi hoặc lọc máu để đưa thủy ngân ra ngoài.

Nếu nạn nhân bị ngộ độc thủy ngân hữu cơ thường có các biểu hiện như ngộ độc mạn tính, suy giảm trí tuệ. Tại cơ sở y tế, bệnh viện các bác sĩ sẽ tiến hành ổn định hô hấp và sử dụng các loại thuốc hỗ trợ, đẩy thủy ngân ra ngoài.

Do đó nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm độc thủy ngân như sốt, ớn lạnh, khó thở, lên cơn động kinh, co giật, khò khè, tiêu chảy, nôn ói dữ dội, rối loạn nhịp tim, nạn nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên môn để làm xét nghiệm và có biện pháp điều trị kịp thời.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác