Những thành tựu Singapore đạt được dưới thời ông Lý Quang Diệu

3/23/2015 4:18:25 PM
  Từ một quốc gia còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, Đảo quốc Singapore đã lột xác nhờ những chính sách đúng đắn và hợp lý của ông Lý Quang Diệu.

 

 

Từ một quốc gia còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, Đảo quốc Singapore đã lột xác nhờ những chính sách đúng đắn và hợp lý của ông Lý Quang Diệu.

Công đầu trong việc biến Singapore từ một vùng đất chậm phát triển thành một trong những trung tâm tài chính, thương mại hàng đầu thế giới chắc chắn phải thuộc về cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu. Singapore đã tập trung vào bồi đắp những yếu tố cơ bản của nền kinh tế - khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, giữ lạm phát và thuế ở mức thấp cùng với đồng nội tệ ổn định, đồng thời tập trung vào giáo dục chất lượng cao.

 

GDP bình quân đầu người tăng “thần kỳ”

 

 

Biểu đồ GDP bình quân đầu người của Singapore

 

Lý Quang Diệu chính là kiến trúc sư trưởng của công trình kinh tế có sự phát triển thần kỳ nhất lịch sử nhân loại. Kỳ tích này thậm chí được 2 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc nhiều lần bày tỏ sự thán phục, cũng như ghen tị.

Từ năm 1960 khi ông Lý lên nắm quyền đến 2011, GDP bình quân đầu người của Singapore đã tăng gấp hơn 100 lần, lên đến mức 55.000 USD. Quốc đảo nhỏ bé với dân số chỉ hơn 5 triệu người là quốc gia giàu có nhất thế giới nếu tính riêng trong nhóm các quốc gia không có tài nguyên. Cho đến vài năm trở lại đây, GDP bình quân đầu người của Singapore luôn nằm trong top 5 thế giới. Theo số liệu từ IMF, gần như GDP của đảo quốc sư tử chỉ đứng sau 2 quốc gia là Qatar và Luxembourg.

 

 

Các số liệu cũng cho thấy, dưới sự chèo lái của ông Lý Quang Diệu, xu hướng GDP Singapore chỉ có 1 từ duy nhất để diễn tả: Tăng mạnh.

 

Singapore trở thành trung tâm tài chính hàng đầu thế giới

 

 

Biểu đồ tỉ trọng ngành tài chính/bảo hiểm trong cơ cấu GDP của Singapore

 

Chìa khóa cho sự chuyển mình của Singapore chính là việc quốc gia này đã tạo ra một trung tâm tài chính quy mô hàng đầu châu lục, cũng như thế giới. 10% GDP của Singapore đến từ lĩnh vực tài chính.

Singapore trỗi dậy và trở thành một trung tâm tài chính nhờ vào sự quan sát tinh tế: người ta thức ở Singapore khi thị trường tài chính phương Tây chìm trong giấc ngủ, từ khi San Francisco tắt đèn đi ngủ cho tới khi Zurich thức dậy vào buổi sáng. Singapore đã lấp đầy chỗ trống và cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng 24/7.

Singapore đã tập trung vào bồi đắp những yếu tố cơ bản của nền kinh tế - khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, giữ lạm phát và thuế ở mức thấp cùng với đồng nội tệ ổn định, đồng thời tập trung vào giáo dục chất lượng cao. Chính tư tưởng này đã ảnh hưởng rất lớn đến Đặng Tiểu Bình khi ông thực hiện cải cách thị trường ở Trung Quốc.

 

 

Chính sách của ông Lý khiến ngay cả Đặng Tiểu Bình cũng phải thán phục và học hỏi

 

Bước đột phá trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Singapore đến vào năm 1968, khi Texas Instruments bắt đầu sản xuất chip bán dẫn ở Singapore. National Semiconductors theo chân ngay sau đó. Hewlett-Packard là một cái tên khác bị thu hút bởi Singapore và General Electric thành lập tới 6 cơ sở sản xuất ở đây. Đến những năm 1980, Singapore đã trở thành một nước lớn trên thị trường xuất khẩu hàng điện tử. Đến năm 1997, có gần 200 công ty Mỹ đặt cơ sở ở đây với tổng vốn đầu tư lên đến 19 tỷ USD.

Kết quả? Giờ đây Singapore là một trong ba trung tâm lọc dầu xuất khẩu hàng đầu thế giới, có cảng trung chuyển trên biển lớn nhất thế giới và là quốc gia châu Á duy nhất giành được mức xếp hạng tín nhiệm AAA từ cả ba tổ chức xếp hạng lớn. Singapore cũng được xếp hạng là nền kinh tế tự do thứ hai trên thế giớ và cũng là nước có ít tham nhũng nhất và đứng đầu về hiệu quả của nền kinh tế.

 

Trật tự xã hội ngày càng ổn định

 

 

Biểu đồ tỉ lệ tội phạm tại Singapore

 

Chính phủ Singapore từ thời ông Lý Quang Diệu chủ trương mạnh tay với các hành động vi phạm pháp luật, bất kể nặng hay nhẹ. Sự nghiêm khắc này đã giúp Singapore trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới.

 

Tăng dân số, giảm thất nghiệp

 

 

Biểu đồ dân số Singapore

 

Sự an toàn cũng như thịnh vượng của đảo quốc đã thu hút dân cư tới từ nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Tăng trưởng về dân số không làm cho Singapore gặp rắc rối về kinh tế, mà mang lại sự phát triển cho nhiều ngành nghề tại quốc gia này. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp tại đảo quốc sư tử này chỉ khoảng 2%.

Mặc dù vậy, số dân nhập cư tại Singapore tăng lên đã gây ra lo ngại lớn với người bản địa tại đây về các vấn đề kinh tế cũng như xã hội.

Giờ đây, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu có thể tự hào khi nhắm mắt bởi những thành tựu mà ông đã giúp Singapore đạt được là quá to lớn, đến đỗi thần kỳ.

 

Quang Phong ( Tổng hợp )

Các tin khác