Nông dân trẻ chế tạo máy nông nghiệp 15 chức năng
Sau 12 năm mày mò, Tạ Đình Huy (34 tuổi, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) thành công trong việc chế tạo chiếc máy nông nghiệp 15 chức năng tiện lợi cho bà con nông dân.
Tạ Đình Huy (phải) hướng dẫn thanh niên đến xin học nghề - Ảnh: HÀ THANH
Tạ Đình Huy vừa được bình chọn là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2016 trải lòng về quá trình miệt mài chế tạo, cải tiến máy nông nghiệp.
Bỏ đại học đến với chế tạo máy nông nghiệp
* Năm 2014 thành công với chiếc máy nông nghiệp tám chức năng, một năm sau cải tiến lên 12 chức năng và năm 2016 hoàn thiện máy với 15 chức năng. Điều gì thôi thúc anh đến với việc chế tạo máy?
- Điều thôi thúc tôi là từ niềm đam mê. Từ nhỏ tôi hay nghịch đồ chơi, máy móc, lúc nào cũng ước mơ tạo ra một sản phẩm gì đó. Lên cấp III, tôi ý thức bản thân phải học đại học chuyên ngành cơ khí. Thế nhưng con đường đại học không đến với tôi.
Một điều nữa tôi thấy bà con nông dân quanh năm lao động tay chân vất vả ở ruộng đồng nhưng năng suất lao động thấp. Tôi quyết tâm bắt đầu từ chiếc máy nông nghiệp làm tiền đề cho các nghiên cứu của mình.
* Tại sao anh từ bỏ con đường đại học?
- Năm tôi học lớp 12, bố đột ngột qua đời vì tai nạn lao động, gia đình càng khó khăn hơn.
Nghĩ lại tôi vẫn thấy tiếc vì không được học đại học. Nhưng thời điểm đó không có con đường nào khác ngoài học nghề, học xong tôi về nhà mở cửa hàng sửa xe máy kiếm kế sinh nhai.
*Công việc bận rộn, thời điểm nào anh nghĩ đến việc chế tạo máy?
- Nhận thấy đam mê máy móc vẫn còn cháy trong mình, tôi lại nghịch ngợm các động cơ bỏ đi, thiết kế ra cái này cái kia.
Dần dần tôi muốn đam mê phải có lợi ích, không phải là đồ bỏ đi nữa nên bắt tay vào chế tạo máy.
* Và chiếc máy đầu tiên ra đời thế nào?
- Năm 2005 sản phẩm đầu tiên ra đời với tên gọi máy nông nghiệp có hai chức năng, còn thô sơ nhưng khi đưa ra thực tế thử nghiệm thì thành công.
Tôi sung sướng vì máy hoạt động theo ý mình. Tôi đem bán chiếc máy cho hàng xóm với giá 1,6 triệu đồng.
Về sau tôi tiếp tục cải tiến máy. Năm 2013 là bảy chức năng, năm 2014 là tám chức năng và đến nay hoàn thiện 15 chức năng.
Bây giờ máy có tên là: máy nông nghiệp đa năng anh Huy. Giá trung bình từ 3,5 - 20 triệu đồng/chiếc.
Suốt 12 năm nỗ lực mày mò, Tạ Đình Huy thành công trong việc chế tạo chiếc máy - Ảnh: HÀ THANH
Cách làm của người… không bằng cấp
* 15 chức năng của máy hiện tại là gì, thưa anh?
Bao gồm: cày đất, tạo luống, phay đất, bừa, bơm nước, tạo hàng để gieo hạt, làm cỏ vườn, kéo rơmóc, tời kéo, đào bồn cà phê, đảo phân vi sinh, phun thuốc bảo vệ thực vật, phát điện, nghiền thức ăn chăn nuôi, đào hố trồng cây.
* Không có kiến thức về cơ khí, không bằng cấp, anh học hỏi chế tạo máy từ đâu?
- Nói không có kiến thức về cơ khí cũng không hẳn. Khi học cấp III tôi học môn kỹ thuật công nghiệp về động cơ, chuyển động bánh răng, đọc bản vẽ, mặt cắt đứng và mặt cắt nghiêng… Tôi mua thêm sách về kỹ thuật về tự học.
Tôi không thể nhớ hết số lần chế tạo hỏng, làm không được thì vứt đi làm lại. Cứ làm nhiều rồi sẽ cho một công thức, thông số để đưa ra chuyển động hợp lý. Đó là cách mà những người không có bằng cấp như tôi làm.
* Anh gặp phải những khó khăn gì? Làm thế nào để vượt qua?
- Khó khăn nhất là về mặt tinh thần. Lúc đó người thân trong gia đình, bạn bè đều bảo tôi dở người, mơ ước viển vông. Tôi phải cố gắng vượt qua hết, vững với lập trường, đam mê của mình.
* Chiếc máy nông nghiệp đa chức năng là minh chứng rõ nhất cho quá trình nỗ lực, liên tục cải tiến máy móc của anh. Anh sẽ tiếp tục cải tiến?
- Tôi sẽ không ngừng cải tiến máy móc. Tôi không dừng lại khi nhu cầu của bà con nông dân vẫn còn.
Hiện tôi đang cải tiến một số loại máy khác như: máy chuyên dụng dùng cho cây ngô, máy dùng cho nông dân vớt gỗ dưới ao… Kể cả máy nhập khẩu từ nước ngoài nhưng không phù hợp với đất đồng Việt Nam, tôi cũng cải tiến.
* Nhìn lại chặng đường 12 năm qua, điều đọng lại trong anh là gì?
- Sản phẩm ra đời được bà con tiếp nhận, sản phẩm cải tiến bà con càng thích hơn. Đó là điều tôi nghĩ đến. Nhìn lại chặng đường đã đi, tôi tự thấy nó cũng gian nan. Nhưng giờ này mọi người đã biết đến sản phẩm của tôi. Có lẽ do sự miệt mài của mình, quên đi hết để nghiên cứu phục vụ bà con nên công việc mới tốt vậy.
* Dự định tiếp theo của anh trong thời gian tới?
- Thời gian tới tôi vẫn tiếp tục sản xuất các loại máy móc theo yêu cầu, đơn đặt hàng của bà con. Đồng thời mở thêm một cơ sở chế tạo máy móc, nhận dạy nghề cho các bạn trẻ có nhu cầu học hỏi.
Tạ Đình Huy nhận bằng khen của Bộ NN&PTNT về sáng chế “Máy nông nghiệp đa năng 12 trong 1” ; là gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2016.
Dạy nghề cho thanh niên
Cơ sở anh Huy tạo việc làm cho gần 20 lao động thời vụ, 4 lao động thường xuyên. Nhiều thanh niên đến cơ sở xin học nghề và làm việc tại đó.
Cao Đình Thuận (18 tuổi, thôn An Thượng, xã Thượng Vực), chia sẻ: “Học hết lớp 9, nhà nghèo nên em xin nghỉ học. Gần hai năm học nghề tại cơ sở chú Huy, chú dạy cách làm máy móc, động cơ. Thu nhập hiện nay của em hơn 5 triệu đồng/tháng, đỡ đần được bố mẹ. Học xong sau này có tiền em sẽ ra mở xưởng làm cơ khí”.
Suckhoecuocsong.com.vn ( Theo TTO)
Các tin khác
-
Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống
Rất nhiều người không được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do sợ kim tiêm do đó các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng uống hoặc xịt mũi -
Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Công giáo Louvain (UCLouvain) đã nghiên cứu, phát triển một thiết bị phân tích được chất lượng nước bằng giấy. -
Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Loại vật liệu in 3D đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu và phát triển có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên bề mặt trong vòng 20 phút, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. -
Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện
Nhóm các nhà nghiên cứu Khoa Năng lượng thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (LBNL) và Đại học Massachusetts Amherst đã chế tạo một loại robot lỏng hoạt động liên tục không cần điện. -
Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông đã nghiên cứu phát triển một loại thép không gỉ có khả năng tiêu tiệt SARS-CoV-2 trong vài giờ giúp hạn chế sự lây lan virus ở các khu vực công cộng, thang máy, tay nắm cửa,… -
Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19
Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học tỉnh Kyoto (KPU), nằm ở phía tây Nhật Bản đã nghiên cứu phát minh ra một loại khẩu trang không những ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 mà còn có khả năng phát hiện nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 -
Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế một loại kẹo cao su mới có khả năng giúp bẫy virus SARS-CoV-2, từ đó giảm các ca lây nhiễm Covid-19. -
Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?
"Mũ cách ly" di động Vihelm của 3 bạn trẻ Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới vinh danh, trao danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ. Vậy sáng chế “chiếc mũ cách ly di động” này có điểm gì đặc biệt trong việc phòng chống dịch Covid-19 hiện nay? -
Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ACS Nano cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc phát triển robot động vật in 3D có thể di chuyển trong mạch máu, mang theo hạt nano thuốc và tự động phun ra khi đến đích. -
Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion
Bã cà phê không chỉ sử dụng để chăm sóc da, làm đẹp, khử mùi ẩm mốc, phân bón,…mà các nhà nghiên cứu tại Indonesia đã phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.