Phân biệt cúm A với viêm mũi họng cấp đúng chuẩn

8/1/2022 11:38:00 AM
Cúm A với viêm mũi họng cấp có triệu chứng khá giống nhau nên khiến nhiều nhầm lẫn dẫn đến điều trị chưa đúng gây tình trạng bệnh kéo dài, không điều trị dứt điểm ảnh hưởng tới sức khỏe.

 

Phân biệt cúm A với viêm mũi họng cấp đúng chuẩn

Cúm A với viêm mũi họng cấp có triệu chứng khá giống nhau nên khiến nhiều nhầm lẫn dẫn đến điều trị chưa đúng gây tình trạng bệnh kéo dài, không điều trị dứt điểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách phân biệt cúm A với viêm mũi họng cấp chính xác nhất.

Nhiều người gặp tình trạng sốt, đau đầu, hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng thường băn khoăn không biết cơ thể đang bị nhiễm cúm A hay viêm mũi họng cấp thông thường, cảm lạnh. Cúm A và viêm mũi họng cấp có tiên lượng phương thức điều trị khác nhau.

Khi bị cảm lạnh hay viêm mũi họng cấp thường chỉ cần điều trị triệu chứng  như sốt, đau, chảy mũi, ngạt mũi,... có xu hướng khỏi không để lại biến chứng gì nếu không bị bội nhiễm. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị  nhiễm cúm A rất dễ bị dẫn đến viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số trường hợp nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong nguy hiểm đến tính mạng

 Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ, có thể có tới 35,5 triệu người mắc cúm mỗi năm và trong số đó 34.000 người tử vong. Cúm A còn có thể gây ra các biến chứng như: viêm tai, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, các vấn đề về tim mạch, hệ hô hấp,...Do đó, việc phân biệt giữa cảm lạnh, viêm mũi họng cấp và cúm A là quan trọng từ đó có phương pháp điều trị đúng, cơ thể nhanh chóng hồi phục, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Phân biệt cúm A với viêm mũi họng cấp

Cúm A:

Cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9… khi virus cúm tấn công hệ thống hô hấp gây ra các triệu chứng như:

+Sốt trên 39 độ, có thể sốt cao, ớn lạnh, rét run

+ Chảy nước mũi, nước mắt, ngạt mũi, hắt hơi nhiều

+ Đau họng

+ Cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải

+ Ho.

+ Đau rát mũi

+ Đau đầu.

+ Co giật

+ Đau nhức cơ bắp hoặc đau nhức cơ thể, nhất là vùng thắt lưng

+ Mệt mỏi, chán ăn, có cảm giác như kiệt sức.

+ Niêm mạc họng đỏ, tăng tiết nhiều dịch; cuốn dưới thường bình thường

+ Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), đặc biệt ở trẻ em.

+ Trường hợp nặng xuất hiện các triệu chứng như gây tức ngực, khó chịu và hay xuất hiện ho khan, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Viễm mũi họng cấp:

Khi mắc viêm mũi họng cấp, tiến triển bệnh thường kéo dài không quá 7 ngày nhưng có thậm chí có thể kéo dài hơn, tiến triển thành mạn tính và gây biến chứng nguy hiểm do điều trị và chăm sóc không tốt

Virus, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh lúc này sức khỏe của người mắc viêm mũi họng cấp sẽ giảm sút thấy rõ, cảm giác mệt mỏi và thiếu năng lượng. Cùng với đóng xuất hiện một loại các triệu chứng viêm mũi họng cấp như:

+ Sổ mũi, chảy nước mũi và ngạt tắc mũi từng lúc, hắt hơi ít hơn cúm A

+ Ho

+ Đau rát họng, khô họng, cảm thấy khó nuốt nhất là khi ăn các thức ăn khô cứng.

+ Trẻ nhỏ khi mắc viêm mũi họng cấp có thể gây viêm lan rộng với biến chứng nặng và kéo dài hơn như: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản,…

+ Sốt dưới 39 độ

+ Kiểm tra vùng họng sẽ thấy niêm mạc mũi phù nề, sung huyết, tăng tiết ít dịch, cuốn dưới quá phát

Điều trị viêm mũi họng cấp

Khi điều trị viêm mũi họng cấp hay nhiễm lạnh các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hạ sốt, chống ngạt mũi, chảy mũi bằng các thuốc co mạch, giảm sung huyết, sát khuẩn và săn khô niêm mạc mũi, thuốc giảm ho.

Nếu nguyên nhân gây viêm mũi họng cấp là do virus, không cần thiết phải điều trị bằng kháng sinh. Trường hợp do vi khuẩn virus nhưng xuất hiện tình trạng bội nhiễm cần điều trị với kháng sinh liều phù hợp. Bên cạnh kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm triệu chứng tùy vào tình trạng bệnh như: thuốc thông mũi, thuốc giảm ho, thuốc hạ sốt,… để người bệnh thấy dễ chịu hơn. Kết hợp súc miệng với nước muối, xông hơi, uống nước ấm mật ong, dùng máy tạo độ ẩm, ngậm chanh đường mật ong,… hằng ngày. Khi bị viêm họng cấp hay cảm lạnh nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng, triệu chứng bệnh cũng nhanh thuyên giảm hơn.

Điều trị cúm A

Nếu xét nghiệm cho kết quả cúm A dương tính, người bị cúm A nên dùng thuốc kháng virus khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ.

Thông thường các triệu chứng cúm A nhẹ có thể tự khỏi khi được nghỉ ngơi nhiều và uống đủ nước kết hợp chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nhiều rau xanh, thực phẩm có lợi giúp cơ thể tăng sức đề kháng, đẩy lùi cúm A hiệu quả

Đối với nhiễm cúm A nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus: Zanamivir (Relenza), oseltamivir (Tamiflu)… Những loại thuốc này sẽ ức chế, làm giảm khả năng lây lan của virus cúm từ tế bào này sang tế bào khác, làm chậm quá trình lây nhiễm.

Trong thời gian này nên cách ly người bị cúm A với những người thân khác trong gia đình đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người bị bệnh hô hấp, suy giảm miễn dịch, người có các bệnh lý mạn tính như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch,...để tránh bị lây nhiễm. Người chăm sóc bệnh nhân mắc cúm A cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người mắc cúm, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn, virus.

Giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục nên để người bệnh nghỉ ngơi ở phòng thoáng khí, hạn chế sử dụng điều hòa ở mức nhiệt quá lạnh, nên mặc quần áo thoáng rông để thấm hút mồ hôi. Nếu cơ thể bị sốt cao có thể chườm mát, hạ sốt bằng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol theo hướng dẫn. Đồng thời súc miệng, họng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý... Nhằm giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục tăng cường sức đề kháng bên cạnh việc điều trị theo chỉ định, cần phải chú ý bổ sung dinh dưỡng để nhanh hồi phục bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn dễ tiêu, bổ sung vitamin từ trái cây, rau củ,  ănnhiều rau quả, trái cây tươi chứa nhiều vitamin C (chanh, cam, quýt…) để tăng cường sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại

Bệnh đậu mùa khỉ

Biến chứng cúm B nguy hiểm như nào, triệu chứng cúm B

Mắc cúm A nên ăn gì để tăng cường sức đề kháng, nhanh hồi phục

9 thực phẩm nên ăn khi bị cúm, 4 điều nên tránh

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác