Phát hiện mới: Lười biếng là dấu hiệu của sự thông minh

8/16/2016 9:56:52 AM
Trải qua một thời gian dài so sánh những kết quả đánh giá từ thực tiễn và các nghiên cứu khoa học cho thấy 2 quan điểm thường có cùng một kết quả giống nhau. 

 

Trải qua một thời gian dài so sánh những kết quả đánh giá từ thực tiễn và các nghiên cứu khoa học cho thấy 2 quan điểm thường có cùng một kết quả giống nhau. Điều này được khẳng định rõ nét qua một nghiên cứu gần đây cho thấy những người thông minh có một lối sống tĩnh tại vì họ luôn phải suy nghĩ. Ngược lại, những người suốt ngày bận rộn với các hoạt động thể chất thường it suy nghĩ hơn. Quan điểm trên phù hợp với sự đúc kết từ cuộc sống với nguyên lý những người làm công việc thủ công đơn thuần, ít suy nghĩ thì tứ chi thường lớn hơn những người thường xuyên hoạt động trí não.

Một nghiên cứu được đăng tải trên tờ Journal of Health Psychology cho thấy, những nhà nghiên cứu từ Đại học Vịnh đông Florida đã đưa ra lời giải rằng: “Mối liên hệ giữa nhận thức và hoạt động thể chất là một câu hỏi quan trọng của con người, sự tương tác giữa hai thứ này có thể giúp ta kéo dài thời gian sống”. Những nhà nghiên cứu nói rằng mức độ của các hoạt động thể chất thì có liên quan đến cách hành xử trong cuộc sống. Ví dụ những người được cho là ít suy nghĩ thì dễ dàng trở nên buồn chán và hay trải qua những cảm xúc tiêu cực.

Từ  nhận định trên, các nhà khoa học đã chứng minh sự lười biếng là dấu hiệu của sự thông minh bằng cách chọn ra 60 sinh viên tốt nghiệp từ trường ĐH Appalachian State ở Boone, Bắc Carolia. Sinh viên được yêu cầu nêu ý kiến với những câu trong bảng hỏi có tên là “Sự cần thiết của nhận thức”. Ví dụ như: “Tôi thật sự thích công việc liên quan đến việc đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề” hay “Suy nghĩ là một việc thật sự khó khăn với tôi”.

Dựa vào kết quả thu được, các sinh viên được chia ra thành hai nhóm: một nhóm là những người được cho là thường xuyên suy nghĩ còn nhóm kia thì không. Sau đó mỗi người được gắn một thiết bị theo dõi những chuyển động của cơ thể lúc ngủ trong 7 ngày. Điều này cho phép nhóm nghiên cứu biết được mức độ hoạt động và nhận lại một khối dữ liệu để phân tích. Sau 7 ngày, nhóm thí nghiệm tập hợp lại các mẫu và thấy rằng những người hay suy nghĩ thì ít hoạt động hơn những người không suy nghĩ nhiều.

Qua đó, những nhà nghiên cứu lưu ý rằng người lười biếng và thông minh hơn có thể chịu đựng được những ảnh hưởng tiêu cực từ lối sống hơi thụ động của họ. Một nhà tâm lý học xã hội phát biểu “Cuối cùng, một nhân tố quan trọng giúp cá nhân suy nghĩ nhiều hơn và đấu tranh để giữ mức hoạt động thể chất của mình luôn ở mức thấp đó chính là trình độ nhận thức. Trình độ nhận thức càng cao thì họ càng ít muốn hoạt động”.

Ngoài yếu tố trên, những nhà tâm lý học về tiến hóa còn nhận thấy rằng những người càng thông minh, càng tương tác với xã hội nhiều thì họ càng thấy ít thỏa mãn. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu đã tiến hành các nghiên cứu dài hơn để khảo sát những người trong độ tuổi từ 18 – 28. Qua đó, sẽ cung cấp các bản đánh giá về mức độ hài lòng với cuộc sống của chính bản thân họ cho nhóm nghiên cứu.

Thành quả, sau khảo sát đã chứng minh những người thông minh luôn cảm thấy không bằng lòng với thực tại, họ muốn được thử thách trong một cuộc sống nhiều khó khăn để hướng về một tương lai hiện đại và nhiều hứa hẹn hơn.

Tổng hợp

Các tin khác