Phí bôi trơn được chi khác nhau như thế nào ở doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt

4/1/2016 1:44:14 PM
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ rất ngại lớn. Nguyên nhân vì càng lớn càng bị thanh tra nhiều hơn cứ 2 doanh nghiệp lớn thì 1 doanh nghiệp được thanh tra từ 2 đến 3 lần trở lên trong năm 2015.

 

Những doanh nghiệp vừa và nhỏ rất ngại lớn. Nguyên nhân vì càng lớn càng bị thanh tra nhiều hơn cứ 2 doanh nghiệp lớn thì 1 doanh nghiệp được thanh tra từ 2 đến 3 lần trở lên trong năm 2015. Cụ thể 32% phải chi trả phí bôi trơn cho cán bộ thuế, 28% cho cán bộ hải quan, doanh nghiệp e ngại sẽ bị phân biệt đối xử nếu không chi trả phí này. Đều phản ánh là nội dung thanh kiểm tra trùng lặp. Một người độc giả phản ánh  100% doanh nghiệp Việt chi trả cho những chi phí không chính thức.

Có ý kiến nhận định rằng nếu doanh nghiệp việt làm ra được 1 đồng lợi nhuận thì họ phải chi 0,72 đồng thậm chí là 1,02 đồng để cho những loại phí bôi trơn như thế này. Vậy thì họ sẽ giải bài toán lợi nhuận như thế nào?

Nếu mà chi phí bôi trơn doanh nghiệp phải bỏ ra quá cao thì đương nhiên người tiêu dùng sẽ là người hứng chịu hậu quả vì chi phí đều được doanh nghiệp tính vào giá thành sản phẩm khi bán ra thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã lao đao khi giá thành sản phẩm cao mà sức mua của ngươi tiêu dùng hạn chế. Để vừa có lãi cao mà vừa có khoản bôi trơn nhiều doanh nghiệp đã làm ăn gian dối bớt xén về lượng hoặc tìm cách nâng khống giá trị của nguyên liệu đầu vào rồi tính vào giá thành sản phẩm bán cho người tiêu dùng.

Nguyên nhân của tình trạng này rõ ràng từ trước đến nay các doanh nghiệp Việt Nam muốn được việc họ thường chia chi phí này cho công việc được giải quyết thuận lợi. Rõ ràng cái điều này đã tạo thành thói quen tiền lệ, luật bất thành văn, loại phí này giống như loại phí bắt buộc cộng đồng doanh nghiệp Việt.

Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã từng phát biểu rằng: 'Với chúng tôi mời nhau một cốc cà phê cũng phải trình bày rõ ràng'. Việc không chi tiền cho phí bôi trơn ban đầu cũng khiến cho các cơ quan chức năng cảm thấy bất thường nhưng dần dần họ sẽ cho đó là điều bình thường. Trong báo cáo của tổ chức minh bạch thế giới các nhà đầu tư xếp hạng chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam thì ngang với Lào và Campuchia nhưng cảm nhận trung của các doanh nghiệp FDI môi trường đầu tư Việt Nam lại kém hấp dẫn hơn vì những loại chi phí không chính thức.

Việt Nam đang cố gắng đưa môi trường kinh doanh vào tốp đầu trong khối Asean để làm được điều này chắc chắn phải minh bạch hóa, giảm bớt thủ tục hành chính trong đó loại bỏ các loại phí bôi trơn là một điều bắt buộc

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vtv)

Các tin khác