Quản cái miệng với 8 điều không nói là minh trí

4/18/2022 9:41:00 PM
Thận trọng với lời ăn tiếng nói là điều mà cổ nhân xưa đã dạy

 

Quản cái miệng với 8 điều không nói là minh trí

Trên đời này quản được cái miệng là cái quản vô cùng khó. Vạ cũng từ cái miệng, bệnh tật cũng có thể sinh ra từ cái miệng. “Nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành”, lời đã nói ra như bát nước hắt đi khó lấy lại, gương vỡ rồi làm sao lành được. Do đó quản được cái là điều quan trọng nhất. Thông mình nói nhiều chỉ gây đố kỵ ghen ghét, ngu xi nói nhiều thì càng lộ mình ngu.

Vậy rốt cuộc là nói gì và không nên nói gì? Dưới đây là 8 điều không nên nói để tu cái miệng

Không nói những lời tức giận

Con người đang lúc tức giận thường không tự chủ được mà nói ra những lời giận dữ, có lúc làm tổn thương người khác, có khi lại làm tổn thương chính mình. Người ta khi bị xúc phạm thì cần nhất là giữ được tỉnh táo, không nên tùy tiện phát ngôn, vì lời nói lúc nóng giận thường rất khó nghe, vì vậy nhất định đừng nên nói.

Không nói những lời gây nản trí

Lạc quan, hoan hỉ luôn là thứ năng lượng mà mọi người mong được đón nhận. Nếu không có giải pháp thì không nhất thiết làm người khác nản trí. Có nhưng người chỉ thích nói những lời ‘gàn’ kiểu kỳ đà cản mũi khiến người khác nhụt chí. Không những không nhìn được điều gì tích cực mà chỉ nêu ra những mặt tiêu cực. Trong cuộc sống rất cần những lời cổ vũ động viên từ bạn bè, người thân. Nếu không cho họ được lý do để cố gắng thì cũng đừng làm họ chán nản

Không nói những lời oán trách

Oán giận là một khiểu đổ lỗi. Người mà chỉ suốt ngày chỉ biết oán giận lúc thì oán trời đất, lúc thì oán bố mẹ, lúc lại oán giận bạn bè, nhưng người xung quanh thì tổn thương luôn là chính mình. Sẽ không thấy được điều gì tốt đẹp xung quan nếu chúng ta chỉ luôn oán người khác. Hãy biết ơn cả những nghịch cảnh bởi chính chúng giúp ta lớn khôn hơn.

Không nói những lời tổn thương

Có người lỗ mãng nói năng tùy tiện, không biết bao dung tôn trọng người khác, thường hay nói những lời tổn thương người khác, có lúc “hại người ích ta”, nhưng cũng có khi “hại người hại mình”.

Không nói những lời khoe khoang

Có người khi nói chuyện thường thích khoe về bản thân, kể thành tích bản thân khiến người nghe đôi khi khó chịu. Con người vĩ đại không cần nói nhiều mọi người sẽ tự biết, bản thân nên khiêm tốn là tốt hơn cả.

Không nói những lời dối trá

Phật giáo giảng “Ngũ giới”, “cấm nói dối” là một trong năm giới cấm này. Nói dối tức là “thấy mà nói không thấy, không thấy mà nói thấy, đúng mà nói là sai, sai mà nói là đúng”, nói một cách đơn giản thì đó là những lời không thật. Thận trọng với những lời nói của mình cũng chính là đang “tu khẩu”.

Truyện ngụ ngôn “Sói đến rồi” (hay “Chú bé chăn cừu”) từng nói về hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối. Một ví dụ khác, ban đầu có 1 chiếc máy bay, qua tai người khác nói thành 11 chiếc, cuối cùng biến thành 91 chiếc, đây chính là những tin đồn thất thiệt, chuyện bé xé ra to, cũng tương tự như là nói dối.

Không tiết lộ bí mật của người khác

Trên đời này có lắm điều bí mật, từ gia đình đến công ty không đâu là không có, nghiệp vụ có bí mật nghiệp vụ, quốc gia có bí mật quốc gia. Hiện nay các quốc gia đều rất coi trọng việc bảo mật, nếu chẳng may tiết lộ bí mật quốc gia thì bạn sẽ bị xử lý nghiêm khắc và chịu hình phạt nặng nề.

Cho nên chúng ta cần phải tạo thành thói quen giữ bí mật, không được tùy tiện phát ngôn. Trước khi nói ra những chuyện bí mật, bạn phải nghĩ đến những hậu quả xấu có khả năng xảy ra, hiểu rõ tính nghiêm trọng của nó thì sẽ không dám tùy tiện ăn nói lung tung.

Không tiết lộ chuyện riêng tư

Mỗi người đều có những chuyện riêng tư, việc riêng của mình đương nhiên không muốn người khác biết, việc riêng của người khác cũng không thể mang ra nói lung tung. Bạn có rất thân tình kể hết chuyện riêng của người này cho người kia đi nữa thì người kia cũng sẽ rất ngại khi tâm sự với bạn vì rất có thể một ngày nào đó chuyện riêng của họ cũng sẽ bị bạn mang ra kể

Con người sống trong nhà không chỉ để che mưa che nắng mà còn vì an toàn, nhưng chủ yếu nhất là để đảm bảo sự riêng tư. Người ta mặc quần áo một phần là để giữ ấm nhưng quan trọng là để che đậy thân thể của mình. Vì thế, nếu muốn tôn trọng lẫn nhau thì không được tiết lộ những việc riêng tư của người khác.

Thận trọng với lời ăn tiếng nói là điều mà cổ nhân xưa đã dạy. Có người vào ngục chỉ vì cái miệng, mất chức quan cũng từ cái miệng, mất đầu cũng từ cái miệng. Vậy nên hãy quản tốt cái miệng của mình nhé.

Trí tuệ cổ nhân, kỹ năng sống, suy ngẫm, bài học thành công hạnh phúc

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác