Sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng khi đi học, đi làm sớm?

9/14/2015 4:28:47 PM
Tại phần lớn các quốc gia trên thế giới giờ học tập và làm việc trung bình bắt đầu vào lúc 7-8h sáng. Tất cả mọi người vẫn thường cho rằng dậy sớm và bắt đầu một ngày học tập, làm việc vào khung giờ đó là điều tốt nhất vì lúc đó cơ thể và trí não minh mẫn nhất. Tuy nhiên, mới đây khoa học lại chứng minh điều ngược lại.

 

 

Đi học, đi làm sớm như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và giờ học tập cũng như làm việc tốt nhất nên bắt đầu sau 10h sáng.

 

Vì sao vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

 

 

Giấc ngủ là một phần không thể thiếu nếu bạn muốn cơ thể khỏe mạnh và não bộ có thể làm việc tốt nhất. Mỗi ngày, một người trưởng thành bình thường nên ngủ từ 7-8 tiếng. Tuy nhiên, do nhịp sống bận rộn hối hả nên phần lớn những người trẻ trong độ tuổi từ 14-24 thường rơi vào tình trạng thường xuyên thiếu ngủ, điều này dẫn đến một gánh nặng lớn cho não bộ. Điều này không những ảnh hướng lớn tới sức khỏe mà còn gây hại cho tâm sinh lý của họ.

 

Cũng theo một số báo cáo từ Viện nghiên cứu giấc ngủ (Mỹ), trẻ ở độ tuổi vị thành niên không sản sinh ra melatonin - hormone điều chỉnh đồng hồ sinh học cơ thể -trước 11h đêm. Melatonin khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ và cơ thể sẽ liên tục bơm hormone này vào máu cho đến khoảng giữa buổi sáng. Điều này dẫn điến việc cơ thể cảm thấy rất khó khăn khi phải thức dậy sớm.

 

 

Kết quả học tập, tâm trạng trong ngày, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu thiếu ngủ. Do đó, nhiều hệ quả không đáng có đã xảy ra bởi trẻ vị thành niên không được ngủ đủ giấc mà phải dậy sớm để đi học.

 

Vì vậy, theo Paul Kelley – người đứng đầu nghiên cứu thời gian bắt đầu học và làm việc nên thay đổi theo độ tuổi:

 

 - 8h30 sáng cho trẻ em từ 8-10 tuổi.

 

- 10h sáng đối với học sinh 16 tuổi và thậm chí là 11h sáng đối với người trên 18 tuổi.

 

Sự thay đổi giờ giấc này giúp học sinh cải thiện thành tích học tập tốt hơn do không phải học đối phó trong tình trạng buồn ngủ. Không những thế nó còn giúp hạ chế tai nạn giao thông do học sinh không đi học vào giờ cao điểm.

 

Skcs.vn (theo IFL Science, Science Alert)

Các tin khác