Tại sao chúng ta không thể hạn chế dạ dày co bóp?

9/28/2018 4:46:37 PM
 Chúng ta có thể điều khiên các cơ quan vận động như tay, chân tiến hành các hoạt động. Nhưng, chúng ta lại không thể điều khiển được sự co bóp của dạ dày. Tại sao vậy?

 

Dạ dày là một cơ quan tiêu hoá trong cơ thể. Nó có thể co nhỏ lại, sau đó lại khôi phục lại trạng thái ban đầu. Tiếp theo lại co lại, rồi lại giãn ra. Cứ như vậy, nó co giãn liên tục. Quá trình này gọi là quá trình co bóp dạ dày. Chúng ta có thể điều khiên các cơ quan vận động như tay, chân tiến hành các hoạt động. Nhưng, chúng ta lại không thể điều khiển được sự co bóp của dạ dày. Tại sao vậy?

Bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể chúng ta tiến hành hoạt động đều cần dùng đến cơ bắp. Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ, mỗi loại cơ có một chức năng khác nhau, có thể phân chia thành ba loại chính như sau: một loại gọi là cơ xương, chúng phân bố xung quanh xương cơ thể chúng ta. Chúng giúp xương hoạt động; một loại khác là cơ tim, đảm nhiệm việc giúp tim đập một cách có quy luật; còn một loại cơ khác gọi là cơ trơn. Nó chủ yếu khống chế hoạt động của các cơ quan nội tạng và các bộ phận khác. Hoạt động co bóp của dạ dày là do cơ trơn điều khiển.

Việc co bóp của dạ dày có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Thức ăn mà chúng ta ăn vào hàng ngày đều cần phải được tiêu hóa, hấp thụ, bảo đảm cho hoạt động bình thường của cơ thể. Dạ dày là cơ quan chủ yếu tiến hành tiêu hoá, hấp thụ thức ăn. Dạ dày co bóp không ngừng và tiết ra dịch dạ dày trộn lẫn các thành phần thức ăn lại với nhau. Sau đó, nó phân giải thức ăn thành những hạt nhỏ mà mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy được, rồi hấp thụ vào cơ thể. Một bộ phận thức ăn khác lại cần thông qua sự co bóp của dạ dày để đẩy vào ruột non, tiến hành tiêu hoá. hấp thụ thêm một bước nữa.

Vì thế, sự co bóp của dạ dày có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn. Nếu như dạ dày không co bóp, thức ăn không thể trộn lẫn vào với nhau. Và như vậy thì không có lợi cho việc hấp thụ, việc đưa thức ăn đến ruột non cũng sẽ gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, việc co bóp của dạ dày không chịu sự chi phối của chúng ta. Chúng ta không thể bắt dạ dày ngừng co bóp như khi chúng ta vận động được. Bởi vì, cơ thể chúng ta luôn luôn cần sự tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng.

Nếu như dạ dày ngừng co bóp, thức ăn sẽ không được hấp thụ, cơ thể chúng ta sẽ không có năng lượng. Và tất nhiên, chúng ta không có sức để làm việc. Vì thế bên trong thành dạ dày của chúng ta có một lớp cơ. Lớp cơ này thuộc cơ trơn. Nó có một chức năng đặc biệt là có thể tự co giãn. Khi lớp cơ ở thành dạ dày co bóp, dạ dày co nhỏ lại. Khi nới lỏng ra, dạ dày lại khôi phục lại hình dạng ban đầu. Cứ như vậy dạ dày co bóp không ngừng. Chúng ta không cần phải ra lệnh cho nó co bóp mà chỉ cần dựa vào sự tự giác của nó. Như thế chẳng phải rất tiện sao? Khi chúng ta ngủ cũng không sợ nó không làm việc.

Chức năng tự động của cơ trơn rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Chỉ cần cơ thể của chúng ta có đủ năng lượng, nó sẽ làm việc không ngừng. Có nó, cơ thế chúng ta như có một thư ký nhỏ, sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề phức tạp. Bạn có cảm thấy như vậy không?

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác