Thử nghiệm 'nói lắp' trên chuột để chữa bệnh cho người

4/27/2016 8:24:41 PM
Với mong muốn giúp những người “nói lắp” có thể điều trị và giao tiếp như những người bình thường, các nhà khoa học của viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ - NIH đã đầu tư hơn 82.000 USD để tạo ra những chú chuột bị rối loạn giao tiếp, qua đó tìm ra giải pháp chữa “nói lắp” ở người trưởng thành.

 

Với mong muốn giúp những người “nói lắp” có thể điều trị và giao tiếp như những người bình thường, các nhà khoa học của viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ - NIH đã đầu tư hơn 82.000 USD để tạo ra những chú chuột bị rối loạn giao tiếp, qua đó tìm ra giải pháp chữa “nói lắp” ở người trưởng thành.

Thế nào là nói lắp

Nói lắp (hay cà lăm) là một chứng tật về khả năng nói khá phổ thông. Người mắc tật này mặc dù biết rõ mình muốn nói câu gì nhưng khi phát âm thường phải lặp lại các âm nhiều lần hay kéo dài một âm lâu trước khi phát ra tiếng kế tiếp. Hiện tượng nói lắp có thể sửa được khi còn nhỏ.

Dự án gần 2 tỷ đồng tạo ra những chú chuột “lắp bắp”

Dự án 16,5 triệu USD (khoảng 368 tỷ đồng) nghiên cứu về đột biến gen gây nói lắp ở người qua những con chuột bị thay đổi cấu trúc gen phát ra âm thanh khác lạ. Trong đó, nghiên cứu tạo ra những con chuột “lắp bắp” để phục vụ quá trình tìm ra phương pháp chữa nói lắp ở người tiêu tốn của NIH 0,5% chi phí toàn bộ dự án, khoảng 82.822 USD (khoảng 1,8 tỷ đồng).

Kết quả, nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Current Biology cho thấy những chú chuột bị biến đổi gen có đặc điểm tương tự người nói lắp.

Chia sẻ về niềm vui trên, tiến sĩ Terra Barnes, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết “Về cơ bản, âm thanh của những con chuột này không khác với chuột bình thường. Khác biệt duy nhất là trình tự thời gian phát ra âm thanh. Tiếng kêu của chúng bị ngắt quãng lâu hơn và có bằng chứng cho thấy sự lặp lại rập khuôn, như biểu hiện lắp bắp ở người mang đột biến tương tự”.

Không chỉ vậy, đại diện NIH cho biết “Có thể mọi người nghĩ kết quả này không mang nhiều ý nghĩa. Nhưng trên thực tế, nghiên cứu mới của các nhà khoa học ở Đại học Washing ton ở St.Louis (tiểu bang Missouri, Mỹ) và NIH về Chứng Điếc và Rối loạn giao tiếp khác (NIDCD) hỗ trợ thử nghiệm tìm ra phương pháp chữa nói lắp ở người”.

Hy vọng, với những nỗ lực của các nhà khoa học Mỹ, tật “nói lắp” ở người sẽ được điều trị trong thời gian tới, qua đó giúp người bệnh có thể tự tin khi giao tiếp, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tổng hợp

Các tin khác