Ứng xử khôn ngoan: Thị phi là do nói nhiều, phiền toái do quá thể hiện

2/27/2022 10:25:00 PM
Ứng xử khôn ngoan:  Thị phi là do nói nhiều, phiền toái do quá thể hiện

 

Ứng xử khôn ngoan:  Thị phi là do nói nhiều, phiền toái do quá thể hiện

Khôn ngoan trong ứng xử là người biết che giấu tài năng năng của mình, hiểu rằng thị phi là do nói nhiều mà ra, phiền toái là do quá thể hiện mà đến. Con người mất 02 năm để học nói, nhưng phải dùng cả đời để học cách im lặng.

Trong “Cảnh để thông ngôn” có một mẩu chuyện nhỏ như sau:

Một ngày nọ, Vương An Thạch và Tô Đông Pha chơi trò đố chữ. Vương An Thạch nói rằng chữ “Pha – 坡” trong tên Tô Đông Pha là vỏ của đất (土 là đất, 皮 là vỏ), vì vậy nó là một con dốc.

Nhưng Tô Đông Pha không chịu như vậy, ông bảo với Vương An Thạch làm sao có thể giải thích như vậy được? Chẳng lẽ chữ “trượt – 滑” là xương của nước sao (氵là bộ ba chấm thủy (nước),骨 là xương)? Vương An Thạch nghe vậy không nói nên lời.

Thấy Vương An Thạch trả lời không được, Tô Đông Pha nghĩ rằng bản thân học thức hơn người liền muốn tiếp tục làm tới. Thế là Tô Đông Pha bắt đầu trêu chọc Vương An Thạch rằng: “Nhưng mà chữ ‘Cưu – 鸠’ thực sự là chín con chim (九 là 9, 鸟 là chim), ngài có biết tại sao không?”

Vương An Thạch rất chân thành thỉnh giáo Tô Đông Pha, thấy vậy Tô Đông Pha đáp rằng, “trong “Mao Thi” có viết: “Chim kêu ở nương dâu, có 7 chú chim non”, vậy thì tính luôn cả cha và mẹ chúng thì vừa đúng 9 con rồi phải không?”

Vương An Thạch biết mình bị Tô Đông Pha trêu chọc, liền ɴổi giận đùng đùng. Lập tức giáng Tô Đông Pha xuống làm Thứ sử ở Hồ Châu.

Không chỉ trong sách xưa mà trong đời sống thực tế cũng có rất nhiều trường hợp tương tự như vậy. Luôn có người nghĩ rằng bản thân мìɴh tài giỏi hơn người khác về một phương diện nào đó, rồi cứ thế mà thao thao bất tuyệt không màng tới sắc mặt của người khác. Đặc biệt là ở nơi làm việc, sự kiêu ngạo và đắc ý không chừng mực chỉ khiến người khác cảm thấy pɦảɴ cảm, từ đó nhen nhóm mầm mống tai họa.

Người khôn ngoan trong ứng xử hiểu rằng, khi chúng ta mạnh hơn những người khác đừng phát ngôn quá nhanh, sự khiêm tốn im lặng mới là chuyện đúng đắn. Việc từ bỏ cơ hội phát huy tài năng, nhường lại cho người khác một phần sân khấu, chúng ta chẳng những không мấτ gì mà người khác còn vì điều đó mà cảm thấy vui vẻ. Như thế, mối quan hệ đôi bên sẽ thêm gắn bó, ai cũng có lợi.

Khi chúng ta nhìn thấy khuyết điểm của người khác cũng đừng vội phát ngôn trước chốn đông người khiến đối phương rơi vào tình cảnh khó xử. Làm như vậy không chỉ gây мấτ hòa khí, gây thù hận mà còn thể hiện sự ích kỷ, thiếu tinh tế của bạn mà thôi. Bởi không phải người khác không nhìn ra điều bạn nhìn thấy mà là người khác họ khôn ngoan mà thôi.

Nhanh miệng trong bất kỳ tình huống nào cũng như dẫn lửa về мìɴh. Trong “Hồng lâu mộng” có một chuyện như sau: Vương Hy Phụng nhìn thấy người đào hát trông giống Lâm Đại Ngọc, nhưng cô chỉ nói ra là “trông rất giống với một người”. Cả Tiết Bảo Thoa và Giả Bao Ngọc đều biết rằng ý cô muốn nói là giống với Lâm Đại Ngọc nhưng họ vẫn giữ im lặng. Chỉ có, Sử Trương Vân buột miệng thốt ra “trông giống như Lâm tỷ tỷ” khiến người khác cảm thấy vô cùng tức giận.

Một người khôn ngoan tinh tế luôn hiểu rằng “tai vách mạch rừng”, đừng bao giờ bình luận về người khác sau lưng họ vì bạn không biết hậu quả đằng sau những lời nói ấy lớn chừng nào. Quản miệng của chính мìɴh chính là đang giữ gìn phước lành. Nói ít nghe nhiều, nói nhiều thì мấτ chính là một chân lý ngàn đời này chưa bao giờ cũ.

Ứng xử không ngoan: Phiền toái đều là do quá thể hiện mà thành

Trong “Cảnh để thông ngôn” ở trên có nói rằng Tô Đông Pha do nhiều lời nên bị giáng chức, tuy nhiên ông vẫn không rút kinh nghiệm từ bài học đó. Sau khi được phục hồi chức quan của мìɴh, ông đã đến thăm Vương An Trạch trước tiên. Lúc ngồi chờ, nhìn thấy trên bàn có một nửa câu thơ Vương An Trạch đang viết dỡ ông đoán rằng Vương An Trạch đang bí từ nên không thể viết tiếp được. Thế là ngứa tay lấy bút viết tiếp hai câu thơ sau.

Hai câu đầu tiên Vương An Trạch đã viết rằng hoa cúc rơi xuống đất, Tô Đông Pha đọc xong thầm nghĩ rằng câu đó không đúng với thường thức gì cả, hoa cúc đều sẽ bị khô ở trên cuống chứ không rơi và bay đi bao giờ. Thế là ông viết hai câu thơ sau mang hàm ý như vậy, hơn nữa còn mong Vương An Thạch tìm hiểu rõ ràng rồi hẵng viết thơ

Vương An Thạch sau khi vào phòng, nhìn thấy hai câu thơ sau đó thầm nghĩ rằng cái tật thích thể hiện này vẫn không chút thay đổi nào, nên đã tiếp tục giáng chức cho Tô Đông Pha đến Hoàng Châu.

Không ai có thể thấy hết chuyện ở trên đời, không thể đọc hết những sách trong thiên hạ, càng không thể biết hết đạo lý ở đời. Thà rằng ngây ngô mà thông minh, chứ đừng thông minh mà ngây ngô.

Không ai có thể thấy hết chuyện ở trên đời, không thể đọc hết những sách trong thiên hạ, càng không thể biết hết đạo lý ở đời. Thà rằng ngây ngô mà thông minh, chứ đừng thông minh mà ngây ngô. Không phải là hoa cúc không bao giờ thả cách hoa rơi mà là Tô Đông Pha chưa bao giờ nhìn thấy mà thôi. Khi đến Hoàng Châu, lúc nhìn thấy hoa cúc vàng ở khắp mọi nơi ông mới thấy tâm phục khẩu phục Vương An Thạch.

Ở đời, đừng tự nghĩ rằng bản thân мìɴh thông minh, hiểu biết hơn những người khác mà ra sức áp đảo họ. Bởi những nhân tài thực sự họ sẽ chẳng bao giờ thể hiện rõ ràng như núi như nước đâu. Những người ở cùng một tầng cấp hay một tập thể thương có cùng chỉ số IQ, tài năng và học thức, điều làm họ hơn kém nhau chỉ có EQ và nhân phẩm mà thôi.

Đừng bao giờ đάɴɦ giá quá cao bản thân mà đάɴɦ giá thấp người khác, và cũng đừng nhất định phải thể hiện bản thân dẫn đầu mới cảm thấy thỏa lòng. Chúng ta càng có tài năng, thì càng nên ẩn giấu và giữ nó lại, chứ không phải bộc lộ ra hết bên ngoài. Bởi tục ngữ có câu: “Đạɴ bắn trúng con chim bay đầu”, người càng quá ɴổi bật càng nhận lại nhiều phiền toái mà thôi. Nhất là trong môi trường công việc, người quá ɴổi bật càng dễ khiến người khác gαɴh ghét, đố kỵ, kéo theo nhiều oán hận. Do vậy, sự bình tĩnh, khiêm nhường, τɦậɴ trọng và kiềm chế chính là cách đúng đắn để đối nhân xử thế.

Được phúc đừng mừng quá, gặp họa đừng buồn quá, cái gì cũng có hai mặt

Lão Tử nói: “Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa”. Ý tứ rằng, họa là điều kiện tiên quyết của việc tạo thành phúc, mà phúc lại chứa đựng nhân tố tạo thành họa. Nói cách khác, chuyện tốt và chuyện xấu là có thể chuyển hóa cho nhau và dưới một điều kiện nhất định phúc sẽ cải biến thành họa mà họa cũng có thể biến thành phúc.

Bất luận một sự tình gì phát sinh đều chỉ có thể có hai loại kết quả đó là tốt hoặc xấu. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ này đều là như thế. Một sự tình xảy ra, nó có thể là tốt và cũng có thể là không tốt. Sự phát triển của sự vật đều là có thể chuyển hóa giữ tốt và xấu. Đôi khi sự việc tốt có thể chuyển thành xấu và sự việc xấu có thể chuyển thành tốt.

Cho nên, trong cuộc sống, khi chúng ta có được chuyện tốt, chuyện vui thì chú ý đừng “vui quá hóa buồn”. Nên bảo trì tâm thái bình tĩnh, cảm xúc đừng quá mừng quá bi bởi vì sự tình thay đổi nhanh chóng, ấy mới được tính là người có trí tuệ.

Trái lại, ở vào thời điểm thất ý, chán nản thì phải có tầm nhìn lâu dài, tin tưởng rằng sẽ có những điều tốt đẹp ở trong tương lai. Đừng để những thất bại, khó khăn trước mắt hù dòa mà đau buồn thống khổ, bi thương.

Cổ nhân giảng: “Nhật vãng tắc nguyệt lai, nguyệt vãng tắc nhật lai, nhật nguyệt tương thôi nhi minh sinh yên; hàn vãng tắc thử lai, thử vãng tắc hàn lai, hàn thử tương thôi nhi tuế thành yên.” (Tạm dịch: Mặt trời đi thì mặt trăng đến, mặt trăng đi thì mặt trời đến, mặt trăng và mặt trời cùng đắp đổi mà ánh sáng sinh ra vậy. Rét đi thì bức đến, bức đi thì rét đến, rét bức cùng đắp đổi mà năm tháng thành ra vậy. Không có bao giờ, mây trôi mãi che lấp hết cả mặt trời, ngày đông giá rét phủ kín khắp cả mùa xuân.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác