Vai trò của phân vi lượng đối với cây trồng, cách sử dụng

10/8/2019 10:53:00 AM
Cũng giống như các loại phân khác phân vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Vậy phân vi lượng là gì, dấu hiệu nhận biết cây trồng thiếu vi lượng?

 

Để đạt được sản lượng nông sản cao, chất lượng tốt thì việc sử dụng phân bón không thể thiếu trong quá trình canh tác. Cũng giống như các loại phân khác phân vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Vậy phân vi lượng là gì, dấu hiệu nhận biết cây trồng thiếu vi lượng?

Phân vi lượng là hỗn hợp các chất hóa học nhằm cung cấp các loại nguyên tố vi lượng cho cây, bổ sung  cácnguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm, chất kích thích sinh trưởng ở cây trồng.

Tác dụng của vi lượng với sự phát triển của cây trồng

Phân vi lượng bao gồm rất nhiều các nguyên tố kim loại như: Đồng, kẽm, sắt, mangan,… và các nguyên tố phi kim như bo, selen,… Đối với cây trồng vi lượng tham gia với tư cách là thành phần cấu tạo nên các enzym có lợi cho cây trồng. Nhờ những enzyme này cây trồng mới có thể ra hoa, kết trái một cách ổn định

Enzym hay chính chất cấu tạo nên chúng là vi lượng giúp cây trồng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Nếu đất trồng thiếu dần vi lượng sẽ làm năng suất và chất lượng của nông sản giảm rõ rệt qua từng năm canh tác

Nhiều nguyên tố vi lượng dẫu chứa một lượng vô cùng nhỏ trong cơ thể thực vật nhưng lại đóng vai trò sinh lý cực kỳ quan trọng. Như các phân tích của các nhà khoa học nghiên cứu cho thất các nguyên tố vi lượng  quan trọng như bo, mangan, molipden, đồng,… chứa trong cây trồng chỉ tính bằng phần nghìn thậm chí bằng phần vạn của phần trăm. Các chất này cây trồng nhận từ đất, phân bón, nước và không khí.

Tuy nhiên bà con cũng nên lưu ý là khi thừa vi lượng có thể làm cho cây còi cọc, chậm phát triển hoặc nhiễm kim loại nặng, ảnh hưởng tới chất lượng nông sản, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Một số nguyên tố vi lượng còn tạo ra các mùi vị đặc trưng của cây trồng đó.

Dấu hiệu nhận biết cây trồng thiếu vi lượng

Khi cây trồng thiếu các vi lượng cây phát triểm chậm, đẻ nhánh và phân cành ít, lá nhỏ hoặc biến dạng, lá không phẳng, nổi gân hoặc xoắn, cuộn tròn lại, hoa rụng nhiều quả không đậu, hình dạng không bình thường, cuống to, trong quả có sạn và búp thối.

Ví dụ trên một số cây trồng thiếu vi lượng sẽ có dấu hiệu sau

+ Lúa: Thiếu đồng trên đất lầy thụt gây bệnh trắng và sơ lá lúa.

+ Cây ăn quả: Khi thiếu đồng các cây ăn quả sẽ mắc bệnh khô ngọn lá và héo chồi ngọn

+ Dứa: Thiếu magie ở vùng trồng dứa do bón nhiều kali gây bệnh luộc lá dứa.

+ Chè: Thiếu nhôm trên cây chè ở vùng đất không chua.

+ Cà phê:  Thiếu lưu huỳnh trên cây cà phê gây giảm năng suất nghiêm trọng.

+ Cây hòa hảo, củ cải: Khi thiếu mangan gây ra bệnh đốm xám của cây hòa hảo, vàng thân của củ cải, vv...

Sử dụng phân vi lượng cho cây trồng, đất trồng

Có thể sử dụng cách bón vi lượng vào đất trồng, ngâm hạt và củ vào vi lượng trước khi gieo trồng hoặc phun vi lượng lên cây. Cả 3 cách này đều đem lại năng suất cây trồng cao nhưng bón phân vi lượng vào đất thì cần phải một lượng phân lớn

Dựa trên những dấu hiệu trên cây trồng và tiến hành nhận định thiếu nguyên tố nào thì bổ sung các nguyên tố đó.Nếu bón phân vi lượng vào đất trồng mỗi hecta trước khi bón phải xác định lượng vi lượng trong đất và nếu cây thiếu đến mức độ nào để bổ sung

Khi bón vi lượng cho cây đúng theo chỉ dẫn có cơ sở khoa học thì năng suất và chất lượng nông sản mới tăng lên

Vai trò của các loại vi lượng cần thiết cho cây trồng

Vi lượng sắt (Fe):

Vai trò:

–  Là vi lượng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, xúc tiến các hoạt động của nhiều loại men ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hóa  trong cây

–  Hình thành diệp lục, làm lá cây có màu xanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây.

–  Hình thành các hợp chất hữu cơ phân tử, giúp cho quá trình tổng hợp protein

Nguyên nhân:

–  Sắt không được tái sử dụng nên dễ xảy ra thiếu sắt khi bón phân không cân đối, làm mất cân đối về Cu, Mn, Mo, nhiều khí CO2

–  Đất có pH cao (do bón vôi, độ ẩm thấp, bón nhiều phân Lân), hàm lượng cacbonat cao

–  Do di truyền của cây

–  Do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp

–  Hiện tượng thiếu sắt xảy ra trên đất kiềm, đất chua, đất có hàm lượng lân cao.

Sử dụng phân chuồng, phân xanh để bổ xung sắt cho đất hoặc bón phân vi lượng để bổ sung sắt cho cây.

>>Vi lượng sắt rất quan trọng cho cây. Xem thêm Hóa chất FeSO4.7H2O – Ferous Sulphate Hepta cung cấp vi lượng sắt

 

Vi lượng đồng (Cu):

 Vai trò:

–   Cần thiết trong việc hình thành chất diệp lục và làm xúc tác các phản ứng khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào các thành phần của chúng.

–   Xúc tiến quá trình hình thành vitamin A.

–  Làm tăng hiệu lực hấp thụ các nguyên tố vi lượng khác như Kẽm, Mangan, Bo…

Nguyên nhân:

–  Hiện tương thiếu đồng thường hay xảy ra ở các vùng đát cát, đất than bùn, đát có hàm lượng hữu cơ cao và cả vùng đất mới khai hoang và đất chua.

–  Cây trồng thiếu đồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả.

dong-sunfat-CuSO4-5H2O

phân vi lượng đồng sunfat

Vi lượng Clo (Cl):

Vai trò:

–  Clo là nguyên tố vi lượng sống còn cho cây trồng.

–  Tham gia vào các phản ứng chuyển hóa năng lượng trong cây.

–  Hoạt hóa các men.

–  Vận chuyển canxi, magie, kali trong cây.

–  Kiểm soát hơi nước của cây.

Vi lượng kẽm (Zn):

Vai trò:

–  Zn tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây. Thiếu kẽm khiến cây giảm năng suất rõ rệt.

–  Kẽm hỗ trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men và cần thiết cho sự tăng cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây. Nó cần thiết cho việc sản xuất ra chất Diệp lục và các Hydratcarbon.

–  Tăng khả năng chịu hạn và khả năng sử dụng lân, đạm.

kem-sunphat-ZnSO4

Phân vi lượng kẽm sunfat

Nguyên nhân:

–  Bón phân không cân đối.

Sử dụng kẽm sunfat (ZnSO4.7H2O)  để xử lý hạt giống hoặc phun lên lá với nồng độ 0,02-0,05% hoặc xử dụng các loại phân chứa kẽm khác để bổ sung kẽm cho cây trồng.

5. Vi lượng Bo (B):

Vai trò:

–  Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, sự hình thành của thành tế bào và hạt giống.

–  Bo tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N, nước và chất khoáng khác.

–  Bo giúp làm tăng khả năng chống đổ cho cây vì tăng sự tổng hợp protein (tránh độc NH3) và sự tổng hợp glucid

–  Bo có lợi cho sự ra hoa và tạo quả, làm tăng sự vận chuyển các chất giúp cây sinh trưởng và tăng khả năng chịu hạn

Nguyên nhân:

–  Bón phân không cân đối, phân bón không có đủ vi lượng cần thiết dẫn đến thiếu vi lượng.

Bổ xung B cho cây trồng bằng cách bón các loại phân chứa B như NPK+ TE, Borax, các loại phân vi lượng tổng hợp.

Vi lượng Mangan(Mn):

Vai trò:

–   Làm rễ to, nẩy mầm sớm, trổ bông đều, tỷ lệ đậu trái cao, hạt chắc mẩy.

–   Góp phần tạo nên enzym, hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây: sự hút dinh dưỡng, sự cố định đạm, sự khử nitrat.

–  Tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp, quá trình hô hấp, quá trình tổng hợp các chất hữu cơ, quá trình vận chuyển, sự chuyển hóa hơi nước, chuyển hóa gluxit, sự sinh trưởng và phát triển (nảy mầm, tạo thân và ra hoa kết quả), sự chống chịu hạn của cây.

Nguyên nhân:

–  Hiện tượng thiếu Mangan thường xảy ra ở những đất kiềm, đất chua sau khi bón vôi, đất thoáng khí và chân đất giàu hữu cơ

–  Sự mất cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt cũng là nguyên nhân dẫn tới thiếu Mangan.

–  Điều kiện thời tiết lạnh, úng nước cũng gây ra hiện tượng thiếu Mn

Sử dụng phân  sunfat mangan (MnSO4.5H2O)  để xử lý giống, phun lên lá, bón vào đất để bổ sung mangan cho cây trồng.

Vi lượng Molyden (Mo):

Vai trò:

–  Cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat.

–  Thúc đẩy quá trình củng cố và sử dụng đạm của cây.

–  Cần thiết cho vi khuẩn cố định đạm cộng sinh ở nốt sần trên cây họ đậu.

–  Cần thiết cho việc chuyển hóa lân từ vô cơ sang hữu cơ trong cây.

Nguyên nhân:

–  Thiếu Mo thường xảy ra ở nơi đất trồng chua.

–  Đất nhẹ thường dễ bị thiếu Mo hơn so với đất nặng.

Mo có thể bổ sung bằng phân hữu cơ để bổ sung cho cây.

Đối với cây trồng, phân vi lượng vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến năng suất của cây trồng. Việc thiếu hay thừa phân vi lượng đều rất ảnh hưởng đến cây trồng. Chúng ta cần quan tâm để ý đến cây trồng để có thể cung cấp đủ vi lượng cần thiết cho cây trồngHiện nay, trên thị trường nhiều sản phẩm NPK có ghi thành phần trên bao bì sản phẩm có chứa chứa các nguyên tố trung, vi lượng (NPK + TE) gồm Ca, Mg, Cu, Zn, Fe… dưới dạng định tính. Nhưng trên thực tế phần các doanh nghiệp cũng chỉ dừng lại ở việc lợi dụng các vi lượng vô cơ có sẵn trong các nguyên liệu đa lượng (lân nung chảy, lân supe, phụ gia,…) chứ chưa được phân tích hàm lượng vi lượng một cách chính xác. Do đó khi lựa chọn bón bà con cần tính toán hợp lý để bổ sung một cách khoa học, đúng liều lượng.

Các tin liên quan

Các tin khác