Vai trò của thiền trong việc chăm sóc sức khỏe và phát triển doanh nghiệp

4/5/2021 4:21:00 PM
Thiền này nay nhìn từ góc độ y khoa là những bài tập cho não bộ được áp dụng ở mọi nơi kể cả trong các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

 

Thiền, chỉ đơn giản là một bài tập rèn luyện tâm trí giúp phát triển trí tuệ hài hòa và khả năng tập trung, từ đó giúp con người có khả năng sáng tạo cao hơn, làm việc hiệu quả hơn và sống bình an hơn. Thiền này nay nhìn từ góc độ y khoa là những bài tập cho não bộ được áp dụng ở mọi nơi kể cả trong các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

Phương pháp này áp dụng trí tuệ cổ xưa từ thời Đức Phật, 2.500 năm về trước. Theo truyền thuyết kể lại rằng, Đức Phật thời còn trẻ là thái tử con vua, có tên là Siddhartha, một người văn võ vô song và có trái tim từ bi rộng lớn. Một ngày nọ, chàng hồitưởng về thời thơ ấu của mình, khi đang ngồi dưới gốc cây, nhìn người cha dẫn dắt một buổi lễ cầu mùa. Trong khi tận hưởng khoảng thờigian bình yên đó, chàng dần bước vào trạng thái bình an và hạnhphúc một cách rất tự nhiên. Siddhartha tự hỏi: Liệu những trảinghiệm trước đó của mình có phải là chìa khóa dẫn tới những thứmà mình đang tìm kiếm bấy lâu hay không? Đi theo sự dẫn dắtấy, chàng đã chấp nhận thái độ trung dung, tránh những cực đoancủa sự tự trách móc hoặc tự chối bỏ. Hơn nữa, thông qua thâmnhập và đào sâu khi thiền định, Siddhartha đã tường tận hiểu được nguyên nhân gây ra đau khổ của con người và cách thức đểchấm dứt nó, từ đó đã tạo nên những giá trị cốt lõi trong giáo lýcủa mình. Ngày nay, thực hành thiền đã và đang phát triển rộng khắp trên thế giới từ góc độ khoa học, mang đến cho con người những giá trị phát triển và nhân văncao đẹp.

Thiền đã đi vào y học như một phương pháp chữa lành. Lần đầu tiên trên thế giới, thiền chánh niệm được đưa vào chăm sóc sức khỏe từ góc độ y khoa, tâm thần học và tâm lý học tại một trung tâm y khoa trực thuộc đại học Massachusetts ở Worcester, bang Massachusetts, Hoa Kỳ vào năm 1979, do tiến sỹ tâm lý học Jonn Kabat-Zin khởi sướng và phát triển. Đó là một trung tâm trị liệu về tâm lý, có tên là Trung tâm Giảm Căng thẳng dựa vào Chánh niệm (Mindfulness-based Stress Reduction), mục đích của Trung tâm này là giúp những người bệnh đang có các vấn đề sức khỏe mạn tính và bệnh hiểm nghèo giải tỏa bớt những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng, hoang mang, sợ hãi, trầm cảm, mất kiểm soát … và tăng khả năng đối diện với những nghịch cảnh trong cuộc sống như mất mát, tai ương … Dựa trên nền tảng đó, từ năm 2013 đã có hơn 720 cơ sở khám chữa bệnh trong toàn nước Mỹ áp dụng chương trình thực hành cho người bệnh, đến nay đã có hàng trăm ngàn người trên thế giới tham gia. Chương trình thực hành cũng được đánh giá trên cơ sở khoa học, nghiên cứu đã cho thấy sau 8 tuần thực hành, 72% và 61% người bệnh đau mạn tính có giảm tối thiểu 33% và 50% chỉ số đau (Pain Rating Index) tương ứng, tỉ lệ người bệnh hết triệu chứng đạt khoảng 30%, tỉ lệ số người cải thiện trạng thái cảm xúc tích cực là 55% … Một nghiên cứu so sánh khác cũng cho biết, tỉ lệ những người tham gia chương trình đã giảm đáng kể trạng thái cảm xúc tiêu cực, chiếm 77%, trong khi những người không tham gia chương trình chỉ giảm 11% (Nguồn: Full Catastrophe Living - Bất chấp tai ương, 2013).

Điều đặc biệt, chương trình Giải phóng Ung thư bằng Chánh niệm (Mindfulness-based Cancer Recovery) cũng được ra đời dựa trên nền tảng của chương trình Giảm Căng thẳng dựa vào Chánh niệm của Jonn Kabat-Zin. Chương trình này lần đầu tiên được thực hiện tại Trung tâm Ung thư Tom Baker, Alberta, Canadado tiến sỹ Linda E.Carlson và Michael Speca xây dựng và phát triểntừ năm 1996. Đến nay chương trình đã áp dụng cho hàng trăm ngàn người bệnh ung thư trên khắp Canada và toàn thế giới, giúp họ có thể đối diện với bệnh tật một cách nhẹ nhàng, bình an và giảm tác dụng phụ của các phương pháp trị liệu khắc nghiệt. Tác giả cũng đánh giá hiệu của của phương pháp thiền và yoga trên người bệnh thông qua những bằng chứng khoa học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người bệnh tham gia chương trình giảm 65% các rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo âu, giận dữ và giảm các triệu chứng stress ở tim phổivà tiêu hóa (Speca, 2000), sự thay đổi tích cực này được duy trì trong 6 tháng sau khóa học (Carlson, 2001), tăng tỉ lệ sống ở bệnh nhân ung thư vú ác tính và di căn ở nhóm được thực hành kĩ thuật thư giãn vàthiền so với nhóm chứng (Fawzy, 1993, Speigal, 1989), giảm nồng độ các chỉ số sinh học của cơ thể do căng thẳng như nồng độ cortisol, huyết áp ... (Calson, 2016).

 Vai trò của thiền trong việc chăm sóc sức khỏe và phát triển doanh nghiệp

Hai tác giả của cuốn sách và chương trình thực hành 8 tuần

(Tiến sỹ Linda E.Carlson và Michael Speca, Trung tâm Ung bướu Tom Baker, Calgary, Cananda)

Ngoài ra, thiền chánh niệm đã được đưa vào nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn trên thế giới như một nền tảng văn hóa và giá trị.Vào năm 2007, Chade-Meng Tan, một kỹ sư người Singapore, làm việc cho Google đã đưa chương trình thiền ứng dụng vào huấn luyện cho nhân viên thông qua cuốn sách và chương trình thực hành Lãnh đạo Chính mình (Search Inside Yourself), từ đó tạo nên nền tảng văn hóa quan trọng cho Google. Giám đốc điều hành của Google lúc bấy giờ Eric Schmidt, nói rằng “Cuốn sách và khóa học Search Inside Yourself là một trong những khía cạnh tuyệt vời nhất của văn hóa Google - tác giả là một cá nhân xuất sắc đã đưa ra ý tưởng tuyệt vời mà ý tưởng ấy có thể thực sự thay đổi thế giới”. Hay vị tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ nói rằng “Cuốn sách này chứa đựng rất nhiều lời khuyên hữu ích. Tôi đánh giá cao nhất quan điểm của Meng là, khi bạn thể hiện tình yêu thương đối với người khác là bạn đang mang hạnh phúc đến cho chính mình”. Chương trình Lãnh đạo Chính mình hiện cũng đã có mặt ở Việt Nam, đã đào tạo cho hàng ngàn doanh nhân, giúp họ vượt qua những thử thách trong công việc và cuộc sống, đặt biệt là đối diện với những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng Covid và hậu Covid này.

 Vai trò của thiền trong việc chăm sóc sức khỏe và phát triển doanh nghiệp

“Chúng ta có thể tạo ra động lực cho chính mình bằng cách làm theo sự dẫn dắt

của những phẩm chất bên trong” – Chade-Meng Tan, tác giả cuốn sách.

Không những ở các doanh nghiệp, cơ sở y tế mà thiền ứng dụng hiện nay đã được rất nhiều cá nhân áp dụng trong cuộc sống riêng tư của mình, từ những nhân vật nổi tiếng thế giới cho đến những người bình thường mong muốn có một đời sống tinh thần mạnh khỏe và tỉnh thức.

Ngày nay, thiền không chỉ là một hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo nữa mà phương pháp thực hành này dần đi vào đời sống như một bài tập thể dục cho tâm trí, góp phần kiến tạo nên một môi trường sống lành mạnh, hạnh phúc và bình an.

Bs. Phạm Thị Vân Ngọc (Trung tâm Tiêu hóa-Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai). 

Các tin khác