Viêm xoang nên tránh 5 món ăn, thức uống gì

6/14/2022 4:39:00 PM
Những người mắc viêm xoang tránh tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng hơn hãy tránh 5 món ăn, thức uống dưới đây.

 

Viêm xoang nên tránh 5 món ăn, thức uống gì

Viêm xoang là căn bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi, chủ yếu là do nhiễm trùng gây ra. Chúng khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, chảy dịch ở mũi, nghẹt mũi … gây khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống hàng ngày của người bị nhiễm bệnh. Để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, gây khó chịu hãy tránh ăn những loại thực phẩm dưới đây.

5 nhóm thực phẩm cần tránh khi bị viêm xoang

Thực phẩm cay nóng, món ăn nhiều gia vị

Những thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu,... hay các món ăn nhiều gia vị cũng dễ gây trào ngược dạ dày. Khi đó axit dịch vị khiến cho cổ họng bị kích thích, dịch mủ ứ đọng trong hốc xoang nhiều hơn. Ngoài ra, chúng còn kích thích khiến niêm mạc mũi họng bị sưng viêm nặng hơn và nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến tình trạng viêm xoang nặng nề, triệu chứng khó chịu hơn.

Thực phẩm chứa chất kích thích

Những loại thực phẩm chứa chất kích thích, như cà phê, bia, rượu hay đồ uống có gas người bị viêm xoang nên tránh ăn. Những đồ uống chứa chất kích thích không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây mất nước, làm cho dịch nhầy trong vùng xoang đặc lại, ảnh hưởng xấu đến việc đẩy dịch nhầy ứ đọng trong xoang ra ngoài. Bên cạnh đó, các loại đồ uống này dễ gây bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Axit ở dạ dày khi trào ngược lên không tốt cho niêm mạc đường tai, mũi, họng.

Đồ ăn nhanh (fast food):

Viêm xoang nên tránh 5 món ăn, thức uống gì

Những đồ ăn nhanh thường chứa nhiều dầu mỡ, một số đồ ăn nhanh như hamburger, gà rán, bánh mì sandwich, pizza... chứa nhiều chất béo.Khi tiêu thụ thường xuyên những thực phẩm này sẽ làm tăng tiết dịch nhầy và gây tắc các hốc xoang, làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu ở bệnh nhân bị viêm xoang. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều đồ ăn nhanh còn khiến chúng ta bị tăng cân, béo phì, ảnh hưởng đến vóc dáng, các cơ quan trong cơ thể.

Các đồ lạnh

Một số thực phẩm lạnh gồm nước đá, nước để trong tủ lạnh, kem... cũng là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp, khiến viêm xoang dễ tái phát. Theo các chuyên gia tai mũi họng cho biết khi ăn các thực phẩm lạnh do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến tình trạng viêm xoang nặng hơn. Do vậy nên bổ sung các thực phẩm ấm sẽ có lợi hơn. Người bị viêm xoang cũng nên hạn chế các món ăn dễ gây dị ứng như thịt bò, cua, tôm, đậu phộng...

Ngoài việc điều trị viêm xoang theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa chúng ra cần tạo điều kiện môi trường sống tốt tránh lạnh và ẩm kéo dài và có chế độ ăn uống phù hợp.

Tăng cường rau xanh, trái cây

Trong thực đơn hàng ngày nên bổ sung nhiều các loại rau xanh như: rau mồng tơi, bồ ngót, cải ngọt, bông cải…Các loại của quả màu vàng như: đu đủ, bí rợ , cà rốt…để bổ sung vitamin A dưới dạng tiền vitamin A giúp cơ thể bảo vệ niêm mạc. Có thể ăn 1-3 lần/tuần để cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin, tăng sức đề kháng, đẹp da. Bổ sung các loại quả chứa nhiều vitamin C như: bưởi, cam, quýt, chanh… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ăn các loại gia vị như tỏi, gừng, hành trong bữa cơm hằng ngày. Những loại rau gia vị này có chứa các hoạt chất kháng sinh thực vật và các loại cá chứa nhiều chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp.

Uống các loại trà thảo dược

Về mùa lạnh nên uống các loại trà thảo dược như trà hoa cúc, hoa nhài,.. Những loại trà này có tác dụng tốt để giảm các triệu chứng: đau đầu, làm mũi thông thoáng, dễ thở.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

 Sử dụng nhiều các thực phẩm từ sữa hay sữa tươi có thể làm lượng dịch nhầy trong mũi lẫn độ đặc của dịch nhầy đều tăng lên, làm nghẽn các xoang. Chính vì chất nhầy có thể gây ảnh hưởng đến sự lưu thông của khí, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại và phát triển trong hốc xoang và gây viêm nhiễm khiến bệnh tiến triển nặng hơn

Uống đủ nước

Khi thời tiết chuyển giao mùa người viêm xoang nên uống đầy đủ nước khoảng 2 lít/ngày nước sôi để nguội chia ra làm nhiều lần. Khi uống đủ nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, qua đó, cơ thể dễ khạc đàm, tống bụi bẩn ra ngoài

Để tránh tái phát và bệnh kéo dài người mắc bệnh viêm xoang cần tránh lạnh và ẩm nên khi ra ngoài nhất là buổi sáng sớm thời tiết lạnh cần dùng khẩu trang, xoa nóng mũi trước khi ra lạnh. Buổi tối trước khi đi ngủ, có thể ngâm chân bằng nước nóng ấm từ 15 – 20 phút.

+ Không ăn những thức ăn mà cơ thể bị dị ứng như: thịt bò, cua, tôm, nghêu, sò…

+ Không uống các thức uống nhiều đường vì có thể làm mũi nhầy đặc lại

+ Không nên uống nước lạnh, nước đá

+ Không uống cà phê, bia, rượu vì chúng có thể làm cho dịch nhầy đặc lại, hơn nữa rượu được xem là một chất lợi tiểu, kích thích việc đào thải nước nên cơ thể thiếu nước, ảnh hưởng xấu đến việc đẩy dịch nhớt ứ đọng trong xoang

+ Hạn chế dùng sữa và sản phẩm từ bơ, sữa.

+ Không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng vì dễ gây ra hiện tượng nhờn thuốc.

+ Vệ sinh răng, họng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy; xúc miệng bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn răng miệng.

+ Giữ ấm cho cơ thể, không khí khô là tác nhân chính gây nên bệnh viêm mũi, xoang lúc giao mùa.

+ Giữ gìn vệ sinh, dùng khẩu trang hoạt tính, khẩu trang chuyên dụng khi đi ra ngoài đường có tác dụng giữ ấm cho mũi, hạn chế sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn gây hại.

+ Sử dụng máy tạo ẩm để tăng cường độ ẩm cho không khí. Thời gian uống nước thích hợp là khi vừa ngủ dậy, sau khi vận động nhiều, uống sau các bữa ăn, trước khi đi ngủ nửa tiếng và uống nước khi khát. Khi uống nên chia thành các ngụm nhỏ và uống từ từ.

+ Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm, không khí ô nhiễm, tốt nhất là sử dụng khẩu trang y tế để đảm bảo;

+ Đối với người có cơ địa dị ứng cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi.

+ Không dùng tay ngoáy mũi vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm.

+ Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài, ví dụ nước vào tai thi có thể nghiêng đầu nhảy để nước ra ngoài sau đó lấy tăm bông lau khô. Nếu nước vào mũi thì không được xì cả 2 mũi liền, làm như vậy nước càng dễ vào trong, hãy lấy 1 tay bịt một bên lại và xì lần lượt từng bên một, nước sẽ bị xì ra ngoài mà không gây tổn thương cho mũi

+ Không sử dụng đồ dùng cá nhân chung với người bị bệnh viêm xoang;

+  Khi dùng điều hòa, chỉ nên để nhiệt độ chênh với môi trường không quá 8-10oC (nhiệt độ tối ưu là 26oC);

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Phòng tránh viêm hô hấp bằng phương pháp rửa mũi

Màu sắc của chất nhầy mũi họng có nghĩa gì không?

Viêm mũi xoang mạn tính: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Viêm mũi xoang cấp tính: chẩn đoán, triệu chứng, biến chứng, điều trị

Polyp mũi: Các bước phẫu thuật, tai biến và xử trí

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác