Việt Nam nghiên cứu đường sắt tốc độ cao để ra mắt vào năm 2050

11/1/2016 9:05:49 AM
Theo đó, dự thảo đường sắt tốc độ cao đã được chính phủ trình lên Quốc hội.

 

Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, phát triển đường sắt tốc độ cao đã được xác định trong chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt theo đó đến năm 2020 nghiên cứu các phương án xây dựng mới đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa trên trục Bắc - Nam.

Trong đó, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước ưu tiên xây dựng những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn, đặc biệt khu vực kết nối với Hà Nội và Tp.HCM như đoạn Hà Nội - Vinh, Tp.HCM - Nha Trang.

Giai đoạn đến năm 2030 triển khai xây dựng mới một số đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao theo khả năng huy động vốn. Phấn đấu đến năm 2050 hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Đường sắt tốc độ cao là loại hình đường sắt tiên tiến, hiện đại, yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật an toàn rất khắt khe. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới có loại hình đường sắt tốc độ cao như: Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc... với những công nghệ, yêu cầu kỹ thuật khác nhau, tùy thuộc vào trình độ khoa học - kỹ thuật và trình độ quản lý của mỗi nước. Đồng thời công nghệ đối với đường sắt tốc độ cao ngày càng một tiến bộ và thay đổi. Theo tiêu chuẩn quy định của Việt Nam vừa được đề xuất, "Đường sắt tốc độ cao là một loại hình của đường sắt quốc gia có tốc độ thiết kế từ 200 km/h trở lên; có khổ đường 1.435 mm, đường đôi, điện khí hóa".

Theo bộ GTVT

Các tin khác