WHO xác nhận nghiện game là một chứng bệnh rối loạn tâm thần

4/17/2018 9:29:38 AM
Game online là một trò chơi được yêu thích trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên trò chơi này đã khiến không ít người, nhất là các bạn trẻ mê đắm vào thế giới ảo.

 

Game online là một trò chơi được yêu thích trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên trò chơi này đã khiến không ít người, nhất là các bạn trẻ mê đắm vào thế giới ảo. Hậu quả là người nghiệm game bỏ bê học hành, công việc, không kiểm soát được hành vi, thậm chí nhiều trường hợp do bị ám ảnh từ game dẫn đến những hậu quả đau lòng cho gia đình và xã hội.

Những hậu quả do nghiện game gây ra

Cụm từ “nghiện game” đã không còn xa lạ trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên những tác hại của việc quá mải mê chơi game đã được cảnh báo. Nhất là việc tiếp cận với các thiết bị công nghệ có kết nối Internet ngày càng dễ dàng.

Năm 2016, một nam sinh tại Nghệ An tử vong bất thường sau nhiều ngày bỏ nhà đi chơi game. Đáng buồn là không ít trường hợp đã bỏ mạng vì mải “cày” game thâu đêm suốt sáng. Rồi những câu chuyện đau lòng như bỏ học, trộm cắp để lấy tiền đầu tư cho các nhân vật trong game… liên tục xảy ra.

Nghiêm trọng hơn, người nghiện game, nhất là đối tượng trẻ em, dễ bị chìm đắm vào thế giới ảo của game online - tuy mọi hành vi là ảo nhưng tác hại của nó là thật. Do ảnh hưởng từ những cảnh bạo lực, đâm chém nhau trên thế giới ảo, nhiều “game thủ” đã trở thành sát nhân, ra tay tước đi mạng sống của cả người thân để lấy tiền tiêu xài, để lại hệ lụy cho gia đình và xã hội.

Nghiện game là một chứng rối loạn tâm thần

Trong năm 2018, chứng nghiện game sẽ được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào dạng rối loạn tâm thần khi các chuyên gia y tế đều đồng thuận về những nguy cơ gây nghiện nghiêm trọng do việc thường xuyên chơi các trò chơi điện tử.Ước tính người chơi game có vấn đề sức khỏe tâm thần dao động trong khoảng 2-20%.

Theo mô tả chi tiết của WHO, rối loạn tâm thần do nghiện game là việc chơi game liên tục hoặc thường xuyên, gồm cả game kỹ thuật số hoặc video game, tới mức ưu tiên và coi trọng hơn tất cả các hoạt động khác. Các triệu chứng khác cũng bao gồm "việc thường xuyên chơi game bất chấp những hậu quả tiêu cực".

Tuy nhiên theo các chuyên gia, để xác định chính xác rối loạn tâm thần do nghiện game cũng như các hành vi liên quan cần phải theo dõi trong khoảng thời gian ít nhất 12 tháng để thực hiện các chẩn đoán. Trường hợp một người có đầy đủ các dấu hiệu trên thì việc chẩn đoán có thể được thực hiện trong thời gian ngắn hơn.

Theo vtv.vn

 

Các tin khác