Bài học nhớ đời từ lớp phủ chống thấm nước cho những kẻ tè bậy

17/03/2015 01:47

Được biết, đây là một loại sơn mang công nghệ nano mới nhất có khả năng kỵ nước superhydrophobic gần như tuyệt đối trên mọi loại chất liệu bề mặt.

 

 

Theo đó, St. Pauli đã phủ kín nhiều bức tường của thành phố bằng một loại sơn trong suốt có khả năng chống thấm nước. Cụ thể, khi ai đó tè bậy tại những bức tường này, ngay lập tức, “dòng nước” sẽ dội ngược trở lại, gây rắc rối và khó chịu cho chủ nhân…

 

Trên thực tế, chỉ một vài trong số tất cả những bức tường là được dán biển “cảnh báo” với dòng chữ “Do not pee here! We pee back” (tạm dịch: Không được đi tiểu ở đây. Chúng tôi sẽ tiểu lại đấy!) và số còn lại thì không. Chính vì vậy, sẽ thật thú vị và hài hước khi chúng ta gặp một người nào đó bị trừng phạt khi đang thực hiện hành động vô ý thức này.

 

Được biết, đây là một loại sơn mang công nghệ nano mới nhất có khả năng kỵ nước (superhydrophobic) gần như tuyệt đối trên mọi loại chất liệu bề mặt. Hai lớp sơn lót và sơn phủ sẽ kết hợp với nhau tạo thành một lớp phủ nano bao gồm hàng tỷ lỗ siêu nhỏ có chứa không khí bên trong nên chất lỏng khi tiếp xúc sẽ không thể thấm vào bề mặt và bị trượt ra ngoài. Nói cách khác, lớp phủ nano này giống như chiếc lá sen không bị thấm nước mà từ từ để cho nước chảy ra ngoài.

 

An Nguyên - Skcs.vn (Theo bored panda)

Các tin khác

Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống

Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy

Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2

Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện

Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2

Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19

Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19

Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?

Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư

Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion