Băng gối, bó gối mang lại lợi ích gì khi chơi thể thao?

05/11/2020 22:52

Lợi ích của băng gối, bó gối khi chơi thể thao, những lưu ý khi sử dụng băng gối bó gối

Băng gối, bó gối thể thao không chỉ bảo vệ đầu gối khỏi chấn thương mà chúng còm mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể. Khi sử dụng băng gối, bó gối cần lưu ý điều gì để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Theo con số thống kê có tới hơn 8% những chấn thương khi chơi thể thao có liên quan tới đầu gối và thời gian hồi phục những chấn thương phải mất 1-2 tuần điều trị. Để bảo vệ đầu gối khỏi chấn thương trong quá trình tập luyện, thi đấu nhiều người sử dụng băng gối, bó gối. Vậy chúng có những tác dụng gì ngoài bảo vệ đầu gối khỏi chấn thương

Băng gối, bó gối mang lại tác dụng gì khi chơi thể thao?

Cải thiện hiệu suất tập luyện

Băng gối, bó gối có tác dụng cải thiện hiệu suất tập luyện nhất là những ai đang trong quá trình cải thiện duy trì vóc dáng, yêu cầu giữ nhịp độ tập luyện, giảm cân. Khi sử dụng băng gối, bó gối sẽ giúp bạn bớt bị đau đầu gối hơn, có thể tập luyện cường độ cao mà không lo chấn thương cần phải nghỉ ngơi.

Ngăn chấn thương nghiêm trọng

Băng gối, bó gối là một trong những đồ bảo hộ thể thao nhất định phải có ở những người chơi thể thao. Khi chơi thể thao sẽ có những tình huống bạn bị vấp ngã, đối phương gia đòn, loại bỏ các chấn thương khi bạn thực hiện các động tác lặp đi lặp lại trong một thời gian dài … việc sử dụng băng gối, bó gối sẽ giúp bạn giảm ảnh hưởng những cú đánh lên đầu gối, ngăn chấn thương nghiêm trọng.

Giúp đầu gối không bị giãn khi hoạt động quá sức

Hiện nay các loại bó gối, băng gối được thiết kế thường có miếng Silicon đặt ở chính giữa đầu gối để bảo vệ xương bánh chè, dây chằng và các cơ xung quanh, một số loại có thêm các thanh nẹp hoặc lò xo Silicon ở 2 bên. Bó gối, băng gối sẽ kết nối cơ đùi của bạn với các múi cơ ở 2 bên và phía sau đầu gối giúp cho đầu gối không bị giãn ra khi hoạt động quá sức.

Giới hạn phạm vi chuyển động của đầu gối

Khá nhiều người sử dụng băng gối, bó gối để giới hạn phạm vi chuyển động của đầu gối. Một số người do gặp phải tình trạng chấn thương không muốn chấn thương xấu đi, bạn nên sử dụng các loại bó gối chuyên dụng để đầu gối vẫn đàn hồi nhưng không bị đau.

Giảm thời gian chữa trị vết thương

Khi bị chấn thương nếu đầu gối của bạn bị va đập trực tiếp khiến bạn gặp phải chấn thương nghiêm trọng, thời gian chữa trị vết thương lâu hơn, có thể để lại một số di chứng về sau. Nhưng khi sử dụng băng gối, bó gối sẽ làm giảm tác động lên đầu gối, giúp cho việc điều trị chấn thương nhanh hơn, tiết  kiệm thời gian chữa trị vết thương.

Tạo cảm giác tự tin mỗi khi thi đấu hay chơi thể thao

Khi sử dụng băng gối, bó gối sẽ giúp tạo cảm giác tự tin mỗi khi thi đấu hay chơi thể thao. Khi cảm nhận được sự an toàn của bó gối, băng gối mang lại khiến bạn tự tin hơn, góp phần tạo nên kết quả thi đấu tốt với nhiều thành tích. Bởi một số người khi thi đấu thể thao gặp phải tình trạng lo lắng về kết quả thi đấu, chấn thương, lo đối phó chấn thương nên phong độ thi đấu bị ảnh hưởng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng băng gối, bó gối khi chơi thể thao

+ Kiểm tra, lựa chọn kích thước băng gối, bó gối, chiều dài, khả năng co giãn của băng gối phù hợp với cơ thể

+ Nên chọn màu sắc của băng gối, bó gối theo màu sắc yêu thích nhưng thường màu đen được nhiều người chọn lựa nhất vì nó mang lại cảm giác khỏe khoắn, năng động.

+ Kiểm tra giá thành

+ Kiểm tra thành phần, chất liệu vải, Poly, bambo,…

+ Nên mua băng gối ở các thương hiệu uy tín, tránh mua các hàng rẻ, kém chất lượng, tránh ham rẻ.

+ Tùy theo bộ môn tập luyện mà lựa chọn băng gối khác nhau.

+ Nên chọn băng gối, bó gối có thiết kế nguyên khối, không có đường chỉ, vết cuộn tạo sự hằn đỏ.

+ Dựa theo tình trạng chấn thương mà chọn loại băng bảo vệ gối phù hợp

+ Nên lựa chọn chất liệu co giãn tốt, thoáng khí và không bị hôi khi sử dụng…

+ Hãy thử bó gối trước khi chọn mua bởi nhiều sản phẩm có thể ngăn chặn sự lưu thông máu, tạo vết hằn đỏ khi sử dụng vô cùng khó chịu.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

Sai lầm khi tập chống đẩy có thể gây chấn thương khi tập luyện

Nón bơi: ưu nhược điểm của từng loại, từng chất liệu

Áo vest tạ đi bộ, dụng cụ mới với những lợi ích bất ngờ