Bật mí cách bảo vệ kính chắn gió xe khỏi bị nứt, vỡ trong mùa hè

20/08/2020 10:34

Cách bảo vệ kính chắn gió xe khỏi bị vỡ, nứt trong mùa hè

Kính chắn gió ô tô có tác dụng che chắn gió, đảm bảo tầm nhìn cho người lái, bảo vệ người lái xe,…Nhưng vào mùa hè nhiệt độ trên dưới 40 độ C, kính chắn gió của xe sẽ phải chịu được mức nhiệt tới hơn 60 độ C nếu không được bảo vệ tốt kính chắn gió sẽ gặp phải tình trạng bị vỡ, nứt. Khi chắn gió xe bị xuất hiện các vết nứt, vỡ bạn cần phải làm gì, cách bảo vệ kính chắn gió như thế nào?

Cách bảo vệ kính chắn gió xe khỏi bị vỡ, nứt

Đỗ xe nơi có bóng râm

Một cách bảo vệ khá hữu hiệu kính chắn gió xe chính là nên đỗ xe nơi có bóng râm, dưới cây xanh, nơi có mái che chắn sẽ giúp giảm đáng kể các tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào xe của bạn.

Mua tấm che nắng

Thời tiết mùa hè nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời cao do đó khi để xe tại khu vực ngoài trời không có cây cối, chỗ râm mát che chắn hãy sắm ngay tấm che nắng cho xe ô tô của bạn. Tấm che nắng với mức giá phải chăng có tác dụng bảo vệ vệ kính chắn gió của xe khỏi tác động của nền nhiệt cao trong mùa hè.

Ngoài việc bảo vệ kính chắn gió của xe khỏi tác động của nền nhiệt cao trong mùa hè nó còn tác dụng còn ngăn chặn ánh sáng mặt trời chiếu vào khoang nội thất của xe, giúp bảo vệ các bộ phận, chi tiết bên trong xe.

Bạt phủ ô tô

Bạt phủ ô tô là biện pháp chống nóng, chống nắng cho xe ô tô được nhiều chủ xe lựa chọn bảo vệ chiếc ô tô của mình. Bên cạnh việc bảo vệ kính chắn gió ô tô khỏi nhiệt độ mùa hè, bạt phủ ô tô còn có tác dụng bảo vệ ngoại thất và nội thất của ô tô nhanh bị hỏng, xuống cấp, hạn chế việc sản sinh các loại khí độc gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Kiểm tra xe thường xuyên tấm kính chắn gió xe

Việc kiểm tra xe thường xuyên tấm kính chắn gió xe sẽ giúp bạn có thể sớm phát hiện và khắc phục những vết rạn, nứt trên kính chắn gió, trước khi các vết nứt lan rộng hơn.

Không rửa kính sau khi vừa đi ra ngoài trời nắng

Khi đi xe ngoài trời nắng nóng không rửa kính chắn gió xe. Bởi sự chênh lệch nhiệt độ sẽ khiến nhiệt độ của kính chắn gió vị thay đổi, lớp keo bị co giãn đột ngột, dễ dẫn đến nứt vỡ, đặc biệt là các tấm kính đã bị sứt do đá bắn hoặc do va chạm.

Khi nào cần thay kính và khi nào có thể hàn kính chắn gió xe?

Khi phát hiện kính chắn gió xe bị rạn nứt bạn có thể lựa chọn việc hàn kính chắn gió hoặc thay thế kính chắn gió mới.

Vị trí và kích thước

Nếu vết nứt trên kính chắn gió xe dưới 15cm thì khả năng xử lý thành công bằng hàn kính khá cao.

+ Những vết nứt có kích thước lớn hơn 15cm việc xử lý sẽ càng khó.

+  Những vết nứt kính chắn gió xe càng gần cạnh của kính thì càng nguy hiểm.

+ Nếu khoảng cách giữa điểm va chạm và cạnh kính nhỏ hơn 4 cm thì bạn nên thay kính.

+ Nếu vết nứt nằm chắn ngay tầm nhìn của người lái thì bạn cũng nên thay cả tấm kính vì vết hàn kính có thể làm ảnh hưởng đến khả năng quan sát của người lái và tăng nguy cơ tai nạn khi di chuyển trên đường.

+ Những vết nứt càng để lâu thì càng khó xử lý bởi những vết nứt này qua thời gian bị bụi lọt vào những khe nứt trên kính chắn gió

Các dạng vết rạn nứt trên kính lái ô tô

Làm thế nào để phân biệt các vết rạn nứt trên kính gây ít nguy hiểm hay nguy hiểm cho người lái xe tô.

+ Những vết nứt kính được khoanh tròn màu xanh lục là loại vết nứt ít nguy hiểm nhất, và cũng dễ xử lý nhất.

Đối với những vết nứt dạng như này các chuyên viên sẽ xử lý các loại vết nứt này trong vòng khoảng 30 phút  và bạn có thể dụng xe bình thường trong vài ngày hay vài tuần.

+ Những vết nứt được khoanh tròn màu vàng là loại vết nứt cần xử lý càng sớm càng tốt.

Bởi những vết nứt dạng như này cho thấy kính chắn gió đã bị hư hại sâu chứ không chỉ ở bề mặt. Nếu không khắc phục sớm thì rất có thể bạn sẽ phải thay cả tấm kính.

+ Những vết nứt được khoanh tròn màu đỏ là loại nguy hiểm nhất và bạn cần xử lý ngay vì an toàn của bạn.

+ Những vết rạn nứt dạng một đường nứt rất dài nhưng mỏng. Đây là dạng vết rạn nứt không dễ để xử lý vết nứt loại này nhưng bạn vẫn có thể sử dụng xe trong thời gian dài không gặp vấn đề. Tuy nhiên, những vết nứt này vẫn làm suy yếu cấu trúc của tấm kính và có thể dễ vỡ hơn khi có va chạm.

Sơ lược về quy trình hàn kính

Bước 1: Các kỹ thuật viên sẽ làm sạch bề mặt vết rạn nứt bằng cách dùng một máy bơm chuyên dụng để hút hết hơi ẩm và chất bẩn ra khỏi kính, tạo kẽ hở để bơm keo hàn kính vào.

Bước 2: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ vùng kính bị rạn nứt sau đó bơm keo hàn kính lấp đầy vào vết nứt.

Bước 3: Tùy thuộc vào màu sắc của kính và điều kiện môi trường mà thợ hàn sẽ chọn loại keo hàn thích hợp để vết hàn có hiệu quả và thẩm mỹ tốt nhất.

Giá của dịch vụ hàn kính là bao nhiêu

Khách hàng chỉ cần bỏ ra số tiền từ khoảng 500.000 đến 1.000.000 đồng tùy từng dạng vết nứt và vẫn giữ được tấm kính nguyên bản theo xe.

Vì sao không phải lúc nào cũng nên thay cả tấm kính khi bị rạn nứt?

Khá nhiều chủ xe thường lo lắng khi kính chắn gió bị rạn, nứt và muốn thay thế kính mới cho chiếc  xe. Nhưng việc thay kính mới hoàn toàn không phải là giải pháp tốt nhất. Bởi kính chắn gió là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong tổng thể an toàn của xe. Khi xảy ra tai nạn, kính chắn gió chính là "tấm khiên" bảo vệ hành khách khỏi những vật thể từ bên ngoài, đồng thời ngăn hành khách văng ra ngoài.

Khi tiến hành thay thế kính mới sẽ rất khó để đảm bảo chất lượng kính chắn gió mới và cũng như sự chính xác chính xác và tiêu chuẩn an toàn như kính cũ được lắp ráp trên xe nguyên bản

Bên cạnh đó, khi có tấm kính mới đúng chuẩn, tìm được một xưởng sửa chữa có đủ trang thiết bị và tay nghề để lắp chính xác như kính nguyên bản là việc không dễ.

Suckhoecuocsong.vn/Theo Danhgiaxe

 

Các tin khác

Kỹ năng lái xe qua ổ gà tránh làm hư hại xe ô tô

Vì sao không dùng ga tự động khi lái xe tô tô trời mưa

Hệ thống chống trộm trên xe ô tô hoạt động như nào, cách tắt còi chống trộm

Kinh nghiệm mua cảm biến áp suất lốp xe ô tô: Cấu tạo, cách lắp chuẩn

Bật mí việc nên, không nên làm khi vượt ô tô cùng chiều, cách vượt an toàn

Những vị trí ngồi an toàn nhất, nguy hiểm trên xe ô tô bạn nên biết

Kinh nghiệm di chuyển xe qua đường lầy lội, cách xử lý khi xe bị lún

Bật mí cách lái xe ô tô qua đường sắt an toàn, tránh nguy hiểm

Bơm nước làm mát ô tô bị hỏng: dấu hiệu, cách khắc phục

Những sai lầm cần tránh khi lái xe cạnh xe tải, xe container