Bí quyết tẩy sạch cặn canxi, vết ố lâu ngày bám trên kính ô tô

27/03/2021 09:04

Một số phương pháp tẩy sạch cặn canxi, vết ố bám trên kính ô tô cực kỳ hiệu quả, cặn canxi bám trên kính ô tô

Do điều kiện thời tiết, kính xe ô tô lâu ngày không được vệ sinh lau chùi, tẩy rửa nên xảy ra tình trạng ố vàng, ố mốc, cặn canxi bám trên kính gây mất thẩm mỹ, cản trở tầm nhìn cho người lái. Bài viết dưới đây sẽ bật mí một số phương pháp tẩy sạch cặn canxi, vết ố bám trên kính ô tô.

Kính xe ô tô do lâu ngày không được vệ sinh dễ dẫn đến tính trạng kính ô tô kính bị bám các vết cặn canxi lốm đốm có viền trắng trong giống vảy cá. Tình trạng cặn canxi, vết ố là do nước mưa đọng lâu ngày, nước ô nhiễm từ dưới mặt đường văng lên, nước giếng khoan, rửa xe bằng hoá chất không đúng tiêu chuẩn, nước rửa bám trên kính và xảy kết tủa tạo thành các các chất cặn canxi bám lại trên kính. Ngoài ra, các vết ố mốc bám trên kính là do kính bị bám bụi đường dầu mỡ ô nhiễm, sử dụng hoá chất vệ sinh không đạt chuẩn, vệ sinh sai cách, …

Do kính ô tô bị cám cặn canxi, vết ố khiến giảm độ trong suốt của kính gây ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ, cản trở tầm nhìn của tài xế, gây cảm giác bẩn. Các vết ố, mốc, cặn canxi bám trên kính ô tô sẽ khó vệ sinh, có thể tổn hại cho mặt kính. Nếu các tài xế lái xe trong điều kiện thời tiết xấu, mưa bão, điều kiện thiếu sáng, chói sáng sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Một số người sử dụng xà phòng thông thường, dung dịch vệ sinh kính xe để làm sạch các vết ố vàng khó chịu nhưng không đạt hiệu quả. Bạn có thể áp dụng một trong cách dưới đây đảm bảo kính ô tô sẽ sạch cặn canxi, vết ố dần biến mất.

Bí quyết tẩy sạch cặn canxi, vết ố bám trên kính ô tô

Dùng chất tẩy ố, tẩy cặn canxi kính xe chuyên dụng để tẩy sạch cặn canxi, vết ố bám trên kính ô tô

Sử dụng dung dịch tẩy ố kính, cặn canxi chuyên dụng để làm sạch được nhiều người áp dụng. Dung dịch tẩy ố kính, cặn canxi có chứa hàm lượng chất tẩy nhưng ở mức nhẹ hơn nên không gây ăn mòn kính. Bên cạnh tẩy rửa vết ố, cặn canxi loại dung dịch chất tẩy chuyên dụng này còn có thể làm sạch được các vết ố mốc, vết đốm bảy màu, nước bẩn, dầu mỡ bám trên xe mà không tốn nhiều thời gian, công sức.

Bạn có thể lựa chọn loại dung dịch tẩy ố kính, cặn canxi dạng dung dịch nước lỏng hoặc dạng xịt tạo bọt để làm sạch. Cách sử dụng hai loại dung dịch này cũng khá đơn giản.

Dung dịch dạng nước lỏng:

Dung dịch dạng nước lỏng bạn có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng với nước sạch

Bước 1: Pha dung dịch dạng nước với nước sạch theo tỉ lệ nhà sản xuất ghi trên hướng dẫn, đa phần là 1:1, 1:2 hoặc 1:4.

Bước 2: Đổ dung dịch đã được pha với nước vào bình xịt

Bước 3: Phun đều dung dịch đã pha loãng lên đều mặt kính và dùng khăn mềm lau sạch các vết ố, cặn canxi

Bước 4: Rửa sạch lại với nước sạch và dùng khăn khô mềm lau hết nước còn sót lại bám trên ô tô.

Chai xịt tẩy ố tạo bọt:

Bước 1: Mở nắp chai xịt tẩy ố và xịt thẳng trực tiếp lên kính, dung dịch phun ra sẽ ở dạng bọt trắng mịn.

Bước 2: Đợi 10-15 phút và  dùng khăn mềm lau sạch các vết ố, cặn canxi bám trên bề mặt kính ô tô, không cần rửa lại với nước

Dùng chanh để tẩy sạch cặn canxi, vết ố bám trên kính ô tô

Chanh không chỉ được sử dụng là nguyên liệu nấu ăn, làm đẹp, chăm sóc da, làm sạch các vết bẩn cứng đầu bám trong nhà tắm, nhà bếp mà chanh còn có thể đánh bay vết cặn canxi, vết ố vàng trên kính ô tô.

Bước 1: Cắt 1 vài lát chanh mỏng rồi chà trực tiếp lên kính xe ô tô

Bước 2: Dùng khăn mềm đã được thấm ướt nước cốt thanh nhẹ nhàng chà lên vết cặn canxi, vết ố vàng

Bước 3: Rửa sạch lại với nước sạch và dùng khăn khô mềm lau hết nước còn sót lại bám trên ô tô.

Dùng chất tẩy bồn cầu để tẩy sạch cặn canxi, vết ố bám trên kính ô tô

Một số loại chất tẩy bồn cầu như Vim, Duck, Gift có tác dụng tẩy sạch vết ố, cặn canxi rất hiệu quả. Tuy nhiên, do chất tẩy bồn cầu được sản xuất để tẩy rửa bồn cầu trên bề mặt chủ yếu là men sứ. Do đó, hàm lượng chất tẩy trong các dung dịch tẩy bồn cầu rất mạnh đi đôi với độ ăn mòn cao nên bạn không nên sử dụng chất tẩy rửa bồn cầu thường xuyên để làm sạch kính xe. Chỉ nên sử dụng tẩy ố kính trong trường hợp cần vệ sinh kính xe gấp.

Bước 1: Xịt nước sạch lên phần kính xe bị bám cặn canxi, vết ô

Bước 2: Tiếp đến, cho một lượng chất tẩy bồn cầu lên kính xe, dùng bài chải mềm hoặc khăn để làm sạch

Bước 3: Rửa sạch lại với nước sạch và dùng khăn khô mềm lau hết nước còn sót lại bám trên ô tô.

Những điều cần lưu ý khi tẩy sạch cặn canxi, vết ố lâu ngày bám trên kính ô tô

+ Dung dịch tẩy sạch dạng bọt không nên sử dụng cho những loại kính đã phủ lớp bảo vệ, kính phủ màu, kính tráng gương… Dung dịch dạng bọt thể gây hại, ăn mòn làm biến chất các lớp bảo vệ, lớp phủ màu, lớp tráng gương của xe ô tô.

+ Không được sử dụng chất tẩy cặn canxi, vết ố vệ sinh trên các bề mặt sơn xe. Vì chất tẩy có thể khiến bạc màu sơn, ăn mòn lớp sơn xe

+ Nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

+ Khi vệ sinh nên sử dụng khăn mềm lau để tránh bị xước kính xe

+ Tăng cường bảo vệ kính ô tô bằng việc nano kính lái hay phủ ceramic ô tô để bảo vệ mặt kính, tạo lớp màng chống bám nước trên kính.

+ Không sử dụng các loại khăn hay vải thông thường để lau kính xe

+ Nên lót 1 lớp vải hoặc giấy ở sát chân kính, tránh nước tẩy tràn xuống.

+ Rửa xe thường xuyên để hạn chế bụi bẩn, nước mưa, dầu mỡ bám trên kính xe

+ Khi vệ sinh kính xe nên dùng đồ bảo hộ như kính, găng tay, khẩu trang để bảo vệ cơ thể khỏi dung dịch tẩy rửa

+ Nếu tình trạng vết ố, cặn canxi quá nghiêm trọng hãy mang xe đến các gara chuyên làm sạch và đánh bóng kính

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Kỹ năng lái xe qua ổ gà tránh làm hư hại xe ô tô

Vì sao không dùng ga tự động khi lái xe tô tô trời mưa

Hệ thống chống trộm trên xe ô tô hoạt động như nào, cách tắt còi chống trộm

Kinh nghiệm mua cảm biến áp suất lốp xe ô tô: Cấu tạo, cách lắp chuẩn

Bật mí việc nên, không nên làm khi vượt ô tô cùng chiều, cách vượt an toàn

Những vị trí ngồi an toàn nhất, nguy hiểm trên xe ô tô bạn nên biết

Kinh nghiệm di chuyển xe qua đường lầy lội, cách xử lý khi xe bị lún

Bật mí cách lái xe ô tô qua đường sắt an toàn, tránh nguy hiểm

Bơm nước làm mát ô tô bị hỏng: dấu hiệu, cách khắc phục

Những sai lầm cần tránh khi lái xe cạnh xe tải, xe container