Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 34 - 35 có đáp án: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (phần 2)

28/07/2022 16:26

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 34 bài 35 có đáp án chính xác nhất, Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa phần 2

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 34 - 35 có đáp án: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (phần 2)

Câu 21. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nông nghiệp nước Pháp cuối thế kỉ XIX?

A. Ruộng đất phân tán, manh mún

B. Một số ngành nghề nổi tiếng bị cạnh tranh gay gắt nên cũng giảm sút

C. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp, nhưng vẫn lạc hậu

D. Hình thành một số công ti đặc quyền

 

Đáp án cần chọn: D

Câu 22. Điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền ở Pháp là:

A. Sự tập trung trong công nghiệp đạt mức cao

B. Sự tập trung ngân hàng đạt mức cao

C. Chi phối hoàn toàn nhà nước

D. Sự tập trung trong ngành dịch vụ đạt mức cao

 

Đáp án đúng: B

Câu 23. So với Anh, việc xuất khẩu tư bản của Pháp có điểm khác là:

A. Chú trọng xuất khẩu sang các thuộc địa

B. Chỉ chú trọng cho vay với lãi xuất nặng

C. Bị Đức, Mĩ cạnh tranh gay gắt

D. Chỉ chú trọng cho Nga vay

 

Đáp án đúng: B

Câu 24. Diện tích thuộc địa của Pháp đứng hàng thứ mấy so với các đế quốc khác?

A. Thứ nhất

B. Thứ hai

C. Thứ tư

D. Thứ ba

 

Đáp án đúng: B

Câu 25. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Pháp là:

A. Đế quốc quân phiệt hiếu chiến

B. Đế quốc thực dân

C. Đế quốc cho vay lãi

D. Đế quốc đi vay lãi

 

Đáp án đúng: C

Câu 26. Sau năm 1871, nền kinh tế Đức có điểm gì nổi bật?

A. Phát triển mau lẹ vượt qua Pháp, gần đuổi kịp Anh

B. Chỉ chú trọng xuất khẩu tư bản

C. Sản lượng lương thực công nghiệp đứng đầu châu Âu

D. Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới

 

Đáp án đúng: A

Câu 27. Đến đầu thế kỉ XX điểm nổi bật nhất của nền công nghiệp Đức là:

A. Đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới

B. Tổng sản lượng đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)

C. Trở thành nước công nghiệp

D. Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệ

 

Đáp án đúng: B

Câu 28. Các tổ chức độc quyền ở Đức được hình thành dưới hình thức

A. Cácten

B. Xanhđica

C. Tơrớt

D. Cácten và Xanhđica

 

Đáp án đúng: D

Câu 29. Sự kiện nào góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỉ XIX?

A. Lincôn lên làm Tổng thống năm 1860

B. Kết thúc nội chiến 1861 – 1865

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất

D. Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha năm 1898

 

Đáp án đúng: B

Câu 30. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực ngoại trừ

A. Độ dài đường sắt

B. Sản xuất công nghiệp

C. Ngoại thương và xuất khẩu tư bản

D. Sản lượng nông nghiệp

 

Đáp án đúng: C

Câu 31. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển đột biến?

A. Ít chịu sự cạnh tranh của các nước tư bản Tây Âu

B. Sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú

C. Tiếp thu được những thành tựu khoa học

D. Có lực lượng lãnh đạo dồi dào, tay nghề cao và được bổ sung liên tục

 

Đáp án cần chọn: A

Câu 32. Hình thức tổ chức độc quyền ở Mĩ là:

A. Tơrớt

B. Xanhđica

C. Côngxoócxom

D. Cácten

 

Đáp án đúng: A

Câu 33. “Vua” độc quyền nổi tiếng ở Mĩ từ cuối thế kỉ XIX là:

A. “vua thép” Moócgan

B. “vua ô tô” Pho

C. “vua dầu mỏ” Rốcphelơ

D. Rốcphelơ và Moócgan

 

Đáp án đúng: D

Câu 34. Năm 1989, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha vì

A. Tây Ban Nha đe dọa chủ quyền của Mĩ

B. Mĩ âm mưu độc chiếm thuộc địa của Tây Ban Nha

C. Mĩ giúp đỡ Cuba và Philipin giành độc lập

D. Mĩ muốn phô trương sức mạnh của mình

 

Đáp án đúng: B

Câu 35. Điểm giống nhau lớn nhất và rõ rệt nhất của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là:

A. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế

B. Sự hình thành các tổ chức độc quyền chi phối toàn bộ đời sống xã hội

C. Chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới

D. Tăng cường xâm lược thuộc địa

 

Đáp án đúng: B

Câu 36. Điểm khác nhau giữa các nước đế quốc dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là:

A. Mức độ chi phối đời sống kinh tế – xã hội của các tổ chức độc quyền

B. Tốc độ phát triển kinh tế của các nước đế quốc

C. Sự chênh lệch về diện tích thuộc địa

D. Sự chênh lệch về đối tác xuất khẩu tư bản

 

Đáp án đúng: C

Câu 37. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nguy cơ nào do các nước đế quốc gây ra chi phối trực tiếp đến lịch sử của nhiều nước châu Á, châu Phi trong đó có Việt Nam?

A. Sự hình thành các tổ chức độc quyền

B. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế

C. Tăng cường xâm lược thuộc địa

D. Chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới

 

Đáp án đúng: C

Phần tiếp:

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 34 ôn tập: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)

Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật