Câu trắc nghiệm Lịch sử 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 33 có đáp án: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên CNXH từ 1986-2000

19/02/2022 14:38

Câu trắc nghiệm Lịch sử 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 33 có đáp án: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên cnxh từ 1986-2000

Câu trắc nghiệm Lịch sử 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 33 có đáp án: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên cnxh từ 1986-2000

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1986) là 

A. Khủng hoảng trầm trọng

B. Phát triển không ổn định

C. Chậm phát triển

D. Phát triển nhanh

Đáp án: A vì trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước kết là về kinh tế – xã hội. Tình hình này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải tiến hành đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng

Câu 2. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra tại đại hội nào?

A. Đại hội V

B. Đại hội VI

C. Đại hội VIII

D. Đại hội VII

Đáp án: B vì đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6-1991), Đại hội VIII (6-1996) và Đại hội IX (4-2001)

Câu 3. Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội cần được hiểu như thế nào?

A. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH

B. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước

C. Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những quan điểm đúng đắn và biện pháp phù hợp

D. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Đáp án: C vì đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp

Câu 4. Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) là 

A. Chính trị

B. Kinh tế

C. Xã hội

D. Văn hoá

Đáp án: B vì đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng và văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế

Câu 5. Vấn đề đổi mới về kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào với nhau? 

A. Tách bạch với nhau

B. Gắn liền với nhau

C. Chính trị là trọng tâm

D. Chính trị quyết định hơn

Đáp án: B vì đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế

Câu 6. Đâu không phải là nội dung của Ba chương trình kinh tế được thực hiện trong kế hoạch 5 năm 1986-1990?

A. Lương thực- thực phẩm

B. Hàng nội địa

C. Hàng xuất khẩu

D. Hàng tiêu dùng

Đáp án: B vì trong kế hoạch 5 năm 1986-1990, cả nước tập trung sức người, sức của nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn là lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

Câu 7. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (12-1986) không chịu tác động của vấn đề gì trên thế giới cuối thế kỉ XX? 

A. Quan hệ giữa các quốc gia được điều chỉnh theo hướng đối thoại, thỏa hiệp

B. Cuộc cách mạng khoa học - công nghê

C. Cuộc khủng hoảng của Liên Xô và các nước Đông Âu

D. Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam

Đáp án: D vì tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật, những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước, nhất là đứng trước cuộc khủng hoảng toàn diện và ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước Đông Âu cũng đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành đổi mới => Loại trừ đáp án: D

Câu 8. Những thành tựu Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến 2000 chứng tỏ điều gì? 

A. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp

B. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp

C. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế

D. Việt Nam đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội

Đáp án: A vì những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp và cần phải tiếp tục giữ vững, phát huy điều đó

Câu 9. Tác động lớn nhất của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến tình hình Việt Nam là 

A. Đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội

B. Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển.

C. Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội.

D. Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đáp án: A vì trước năm 1986, Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, chủ nghĩa xã hội đứng trước nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên với những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội. Đây là tác động lớn nhất của công cuộc đổi mới đến tình hình Việt Nam.

Câu 10. Đâu không phải là những khó khăn và tồn tại của Việt Nam sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000) 

A. Tình trạng quan liêu, tham nhũng

B. Kinh tế phát triển chưa bền vững

C. Một số vấn đề văn hóa, xã hội bức xúc chưa được giải quyết

D. Sự chia rẽ khối đoàn kết dân tộc

Đáp án: D vì bên cạnh những thành tựu và tiến bộ, sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam còn gặp phải nhiều khó khăn, tồn tại như:

- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp

- Một số vấn đề văn hóa, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết

- Tình trạng tham những, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ Đảng viên rất nghiêm trọng

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976-1985 là 

A. Do tác động của cuộc cải cách giá lương tiền

B. Do ta mắc phải những sai lầm trong chủ trương, chính sách lớn

C. Do chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ

D. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Đáp án: B

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976-1985 là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.

- Đáp án A: là biểu hiện của sự sai lầm trong đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước

- Đáp án C và D: là nguyên nhân khách quan đưa đến tình trạng khủng hoảng ở Việt Nam

Câu 12. Điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) 

A. Hoàn cảnh lịch sử

B. Vai trò của Đảng cộng sản

C. Kết quả cải cách

D. Trọng tâm cải cách

Đáp án: A vì do tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973 và sự trì trệ, khủng hoảng của bản thân Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam đã đặt ra yêu cầu cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Câu 13. Nhân vật lịch sử nào là người có công khởi xướng, mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986? 

A. Trường Chính

B. Lê Duẩn

C. Nguyễn Văn Linh

D. Đỗ Mười

Đáp án: C vì Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (1986-1991) là người có công khởi xướng, mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986,  xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Năm 1987 ông đã phát biểu và viết nhiều bài quan trọng làm sáng tỏ quan điểm đổi mới, đặc biệt là những vấn đề ông nêu ra dưới tiêu đề “Những việc cần làm ngay” mang bút danh N.V.L đã tạo luồng sinh khí mới trong xã hội: Dân chủ, công khai, nói thẳng, nói thật có tác dụng thúc đẩy các cấp, các ngành, các tổ chức giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong thực tế cuộc sống hàng ngày, đấu tranh chống tiêu cực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nếp nghĩ, cánh làm của mỗi người.

Câu 14. Thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp khi tiến hành công cuộc đổi mới là 

A. Tự túc được một phần lương thực

B. Trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới

C. Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu

D. Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất Đông Nam Á

Đáp án: B vì thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp khi tiến hành công cuộc đổi mới là ta đã đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho người dân, trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới với các mặt hàng chủ lực như lúa gạo, cà phê, điều, hồ tiêu…

Phần tiếp:

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 theo bài, ôn thi

Tổng hợp câu trắc nghiệm Lịch sử 9 ôn thi, ôn vào 10 theo từng bài có đáp án

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)

Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật