Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 Bài 8 có đáp án (tiếp)

24/11/2021 08:42

Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 Bài 8 có đáp án chính xác

Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 Bài 8 có đáp án (tiếp)

Câu 1: Con người có bao nhiêu đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn?

A. 1 đôi

B. 4 đôi

C. 3 đôi

D. 2 đôi

Con người có 2 đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn

Câu 2: Chức năng của cột sống là:

A. Bảo đảm cho cơ thể được vận động dễ dàng.

B. Giúp cơ thê đứng thẳng, gắn xương sườn với xương ức thành lồng ngực,

C. Giúp cơ thế đứng thẳng và lao động.

D. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan ờ phía trên khoang bụng.

Xương sống (cột sống) giúp cơ thể đứng thẳng.

Câu 3: Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

A. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các xương lân cận khi di chuyển

B. Giúp phân tán lực đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu

C. Giúp giảm áp lực của xương cột sống lên vùng ngực và cổ

D. Tất cả các phương án đưa ra

Xương sống (cột sống) gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ thành 2 chữ S giúp phân tán áp lực ở phía trên cơ thể đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu.

Câu 4: Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân là:

A. Cột sống cong ở bốn chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.

B. Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

C. Xương chậu lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân là:

- Cột sống cong ở bốn chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.

- Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

- Xương chậu lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

Câu 5: Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.

B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.

C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa:

- Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.

- Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.

- Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.

Câu 6: Bộ xương người có nhiểu đặc điểm tiến hoá thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động thể hiện ở

A. hộp sọ phát triển, lồng ngực nở.

B. cột sống cong 4 chỗ, xương chậu nở.

C. chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón kia.

D. cả A và B.

Bộ xương người có nhiểu đặc điểm tiến hoá thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động thể hiện ở:

- Hộp sọ phát triển, lồng ngực nở.

- Cột sống cong 4 chỗ, xương chậu nở.

Câu 7: Bộ xương người có chức năng cơ bản nhất là

A. nâng đỡ cơ thể giúp cho cơ thể đúng thẳng trong không gian.

B. làm chỗ bám cho các phần mểm, giúp cho cơ thể có hình dạng nhất đinh.

C. cùng với hệ cơ giúp cho cơ thể vận đông dễ dàng.

D. tạo nên các khoang, chứa và bảo vệ các cơ quan.

Bộ xương người có chức năng cơ bản nhất là nâng đỡ cơ thể giúp cho cơ thể đúng thẳng trong không gian.

Câu 8: Nêu chức năng chính của bộ xương

A. Tạo khoang chứa và bảo vệ các nội quan

B. Tạo khung năng đỡ cơ thể giúp cơ thể có hình dáng nhất định

C. Là chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động

D. Cả A, B và C

Bộ xương người có chức năng:

- Tạo khung nâng đỡ cơ thể giúp cơ thể có hình dáng nhất định

- Tạo khoang chứa và bảo vệ các nội quan

- Là chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động

Câu 9: Bộ xương có vai trò

A. Nâng đỡ cơ thể

B. Bảo vệ các cơ quan

C. Giúp cơ thể vận động

D. cả A, B và C

Chức năng của bộ xương:

- Là chỗ bám vững chắc cho các phần mềm của gân, cơ, tạo cho cơ thể có một hình dáng nhất định.

- Tạo thành các khoang chứa đựng và bảo vệ các nội quan bên trong cơ thể.

- Cùng với hệ cơ làm cho cơ thể vận động được.

Câu 10: Xương chi trên có nhiệm vụ chính là

A. Nâng đỡ cơ thể

B. Bảo về cơ thể

C. Vận động

D. Cả A và B

Xương chi trên có nhiệm vụ chính là chỗ bám cho cơ → vận động dễ dàng.

Câu 11: Bao hoạt dịch có ở loại khớp nào dưới đây?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Khớp bán động

C. Khớp bất động

D. Khớp động

Bao hoạt dịch có ở khớp động.

Câu 12: Ổ khớp chỉ có ở

A. Khớp động

B. khớp bán động

C. Khớp bất động

D. Khớp sụn

Ổ khớp chỉ có ở khớp động.

Câu 13: Khớp khuỷu tay thuộc loại

A. Khớp động.

B. Không động.

C. Bán động

D. Cố định.

Khớp khuỷu tay thuộc loại khớp động.

Câu 14: Khớp xương sau đây thuộc loại khớp động là:

A. Khớp giữa 2 xương cẳng tay (xương trụ và xương quay)

B. Khớp giữa xương sườn và xương ức

C. Khớp giữa các xương đốt sống

D. Khớp giữa xương cẳng tay và xương cánh, tay

Khớp giữa xương cẳng tay và xương cánh, tay thuộc loại khớp động.

Câu 15: Trong các khớp sau: khớp ngón tay, khớp gối, khớp sọ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp khủyu tay. Có bao nhiêu khớp thuộc loại khớp động:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Có 5 khớp thuộc loại khớp động: khớp ngón tay, khớp gối, khớp khủyu tay.

Câu 16: Loại khớp nào sau đây thuộc khớp động ?

A. Khớp khuỷu tay

B. Khớp giữa các đốt sống

C. Khớp xương hộp sọ.

D. Cả A và B.

Khớp động có hai đầu có lớp sụn trơn, bóng. Ở giữa có dịch khớp và dây chằng

Ví dụ: Khớp ở tay, chân

Câu 17: Khớp động cử động dễ dàng là nhờ:

A. Hai đầu xương có sụn trơn, bóng, giữa có một bao chứa dịch khớp.

B. Hình răng cưa khớp với nhau.

C. Phẳng, hẹp.

D. Cả A, B, C đều đúng

Khớp động có hai đầu xương có sụn trơn, bóng, giữa có một bao chứa dịch khớp giúp khớp cử động dễ dàng.

Câu 18: Khớp động linh hoạt hơn khớp bán động là do:

A. Khớp động có diện khớp ở hai đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng.

B. Giữa khớp có bao chứa dịch.

C. Diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp.

D. Cả A, B và C đều đúng

Khớp động linh hoạt hơn khớp bán động là do:

- Khớp động có diện khớp ở hai đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng.

- Giữa khớp có bao chứa dịch.

- Diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp.

Câu 19: Khớp được cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn đầu khớp nằm trong một hao chứa dịch khớp là:

A. Khớp bán động

B. Khớp động

C. Khớp bất động

D. Cả A, B, C đều đúng

Khớp được cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn đầu khớp nằm trong một hao chứa dịch khớp là: khớp động.

Câu 20: Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động?

A. Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân

B. Khớp giữa các xương hộp sọ

C. Khớp giữa các đốt ngón tay

D. Khớp giữa các đốt sống

Khớp giữa các xương hộp sọ không có khả năng cử động.

Câu 21: Các khớp xương sọ thuộc kiểu:

A. Bất động

B. Bán động

C. Động

D. Cả A, B và C

Khớp xương hộp sọ thuộc khớp bất động.

Câu 22: Bộ xương người được chia thành xương

A. đầu, mình, ngực.

B. đầu, thân, chân và tay.

C. đầu, cổ, bụng.

D. đầu, chân và tay

Bộ xương người được chia thành xương đầu, thân, chân và tay.

Câu 23: Nêu thành phần của bộ xương

A. Xương các chi

B. Xương đầu

C. Xương thân

D. Cả A, B và C

Bộ xương người được chia thành xương đầu, thân, chân và tay.

Câu 24: Bộ xương người gồm những phần nào?

A. Phần đầu và phần thân.

B. Phần thân và phần chân tay.

C. Phần đầu, phần thân và phần tay chân

D. Phần mặt, phần thân và chân tay

Bộ xương người chia làm ba phần là phần đầu, phần thân và phần tay chân

Câu 25: Đặc điểm câu tạo xương đầu của người là:

A. Mặt và não

B. Tỉ lệ sọ nhỏ hơn tỉ lệ mặt

C. Tỉ lệ sọ lớn hơn tỉ lệ mặt

D. Cả A, B đều sai

Xương đầu của người có tỉ lệ sọ lớn hơn tỉ lệ mặt.

Câu 26: Xương đầu được chia thành 2 phần là:

A. Mặt và não

B. Mặt và cổ

C. Mặt và sọ

D. Đầu và cổ

Xương đầu được chia thành 2 phần là mặt và sọ.

Câu 27: Đặc điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân là:

A. Về kích thước (xương chân dài hơn).

B. Đai vai và đai hông có cấu tạo khác nhau.

C. Sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

D. Cả A, B và C đều đúng

Xương tay và xương chân khác nhau về:

- Về kích thước (xương chân dài hơn).

- Đai vai và đai hông có cấu tạo khác nhau.

- Sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

Câu 28: Các xương được gắn với nhau nhờ các khớp, có mấy loại khớp?

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Có 3 loại khớp.

Câu 29: Trong cơ thể có mấy loại khớp xương

A. 2 loại

B. 1 loại

C. 3 loại

D. 4 loại

Có 3 loại khớp.

Câu 30: Khớp động có chức năng

A. nâng đỡ và bảo vệ cơ thể

B. đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng

C. tăng khả năng đàn hồi

D. hạn chế hoạt động của các khớp

Khớp động có chức năng đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng.

Câu 31: Khớp xương sau đây thuộc loại khớp bán động là:

A. Khớp giữa các đốt sống cùng

B. Khớp giữa các đốt sống ngực

C. Khớp giữa xương cánh chậu với xương cùng.

D. Khớp giữa các đốt sống cụt

Khớp giữa các đốt sống ngực thuộc loại khớp bán động.

Câu 32: Loại khớp nào sau đây thuộc khớp bán động?

A. Khớp khuỷu tay

B. Khớp xương hộp sọ.

C. Khớp giữa các đốt sống

D. Cả A và B.

Khớp bán động là: khớp ở các đốt sống

Câu 33: Khớp bán động có chức năng

A. đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng

B. bảo vệ.

C. hạn chế hoạt động của các khớp.

D. cả A và B.

Khớp bán động có chức năng hạn chế hoạt động của các khớp

Câu 34: Khớp bất động có chức năng

A. bảo vệ.

B. đảm bảo cho cơ thể có thể vận động dễ dàng.

C. hạn chế hoạt động của các khớp.

D. cả A và B.

Khớp bất động không cử động được ↠ chức năng bảo vệ.

Câu 35: Xương có nhiều biến đổi do sự phát triển tiếng nói ở người là:

A. Xương hàm trên

B. Xương trán

C. Xương mũi

D. Xương hàm dưới

Xương có nhiều biến đổi do sự phát triển tiếng nói ở người là: xương hàm dưới.

Câu 36: Xương duy nhất của đầu còn cử động được là:

A. Xương bướm

B. Xương hàm trên

C. Xương hàm dưới

D. Xương mũi

Xương duy nhất của đầu còn cử động được là: xương hàm dưới.

Phần tiếp theo:

Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 Bài 8 có đáp án: Cấu tạo và tính chất của xương

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 có đáp án: ôn tập các bài, các chương, kiểm tra

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)

Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật