Chấm dứt cơn đau vai khi tập tạ bằng cách nào?

12/11/2020 09:53

Giảm đau vai khi tập tạ, các chấn thương gặp phải khi tập tạ, nguyên nhân gây đau vai khi tập tạ

Đau vai khi tập tạ là tình trạng khá phổ biến ở những người tập tạ. Khi bị những cơn đau gây khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống phải làm thế nào để chấm dứt những cơn đau này.

Trong các bài tập thể hình các bài tập tạ được nam giới lựa chọn nhiều để rèn luyện cơ bắp. Nhưng việc tập luyện sai kỹ thuật, trọng lượng tạ quá mức, chấn thương trong quá trình tập luyện,…có thể gây ra sự hao mòn cho khớp, cơ và gân vai.

Các loại chấn thương vai thường gặp khi tập tạ

Chấn thương chóp xoay khớp vai:

Chấn thương này có thể xuất hiện do chuyển động lặp đi, lặp lại nâng cao và khiến khiến phần trên của xương bả vai bị chèn ép tại các cơ của chóp xoay. Việc lặp đi lặp lại dẫn đến việc quả tải trên gân và cuối cùng dẫn đến viêm gân.

Trật khớp vai:

Trật khớp vai xảy ra khi chỏm ở đỉnh vai trượt ra khỏi ổ chảo của xương vai. Sau khi bị trật khớp, chỏm xương vaicó thể trượt về phía sau, phía trước hoặc xuống dưới

Nguyên dân nào gây ra tình trạng đau vai khi tập tạ

+ Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau vai nhưng nguyên nhân phổ biến nhất cho người tập tạ chính là thực hiện các động tác tay quá cao trên vai với cường độ cao, lặp đi lặp lại nhiều lần

+ Một nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng khó chịu nầy chính là do trước khi tham gia tập luyện người tập tạ  không khởi động hoặc chỉ khởi động qua loa

+ Sử dụng tạ quá nặng cũng là nguyên nhân  gây đau vai

+ Thực hiện các động tác, kỹ thuật sai tư thế thường gặp ở những người mới bắt đầu tập tạ, người tự tập không đúng phương pháp.

+ Những người không thường xuyên tập tạ cũng có thể bị đau vai

+Trong quá trình tập tạ gặp phải các chấn thương như: va đập mạnh, té ngã, trượt…

Dấu hiệu nhận biết đau vai khi tập tạ

+ Đau vai khi nâng hoặc cầm vật nặng

+ Cảm thấy đau cổ khi đi ngủ hoặc đau ở một số bộ phận vùng vai và cổ.

+ Cảm giác đau nhức ở các khớp tùy theo mức độ tổn thương của khớp vai

+ Cảm thấy cánh tay bị yếu đi, giảm sức mạnh cánh tay nhiều người còn cảm nhận rõ sự lỏng lẻo của các khớp vai, vận động tay khó khăn.

+ Có thể xuất hiện dấu hiệu nóng đỏ khớp vai, sờ vào thấy khớp ấm hoặc nóng hoặc chỉ hơi sưng

Biện pháp chấm dứt đau vai khi tập tạ

Khi phát hiện bị đau vai người tập cần dừng bài tập luyện lại để kiểm tra tình trạng vai bị đau không cố tập luyện vì có thể gây ra tình trạng nặng hơn, thời gian điều trị sau này sẽ lâu hơn, tốn thời gian hơn.

Chườm đá lạnh:

Khi bị đau vai hãy dùng đá lạnh chườm vào chỗ đau hoặc dùng gel lạnh để giảm các cơn đau vai. Việc chườm đá trong vòng 1-2 ngày giúp giảm đau, ngăn vết thương sưng tấy do giảm lưu lượng máu.

Lưu ý: Khi chườm đá lạnh nên bọc đá trong một miếng vải mỏng hoặc khăn trước khi chườm lên da.

Mỗi lần chườm đá lạnh nên chườm đá trong vòng 15 – 20 phút mỗi lần và để da trở về nhiệt độ bình thường sau khi chườm.

Sau khi xương vai được định vị lại, người tập có thể sử dụng phương pháp điều trị để giảm đau và sưng. Để mang lại hiệu quả cao bạn có thể đeo nẹp vai để giúp giảm đau khi thực hiện các hoạt động hằng ngày

Bên cạnh đó, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau chống viêm

Thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng và chỉ tăng cường độ tập luyện khi bạn cảm thấy khỏe hơn, không tập tạ trong khoảng thời gian này.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cơn đau kéo dài không chấm dứt, đau càng nặng hơn hãy đến các trung tâm y tế để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh đau vai khi tập tạ

+ Khi thực hiện tập luyện với tạ cầm thanh tạ độ rộng sao cho cho khuỷu tay và cánh tay nên tạo thành 1 góc 90 độ khi cánh tay trên vuông góc với mặt đất, 2 cùi trỏ thẳng hàng nhau, không đẩy lệch.

+Không chốt khuỷu tay, tạo áp lực lớn lên khớp vai.

+ Không tập các bài biến thể đẩy thanh tạ sau đầu khi bạn có vấn đề về vai trước đó tránh tình trạng đau nặng hơn.

+ Tập đúng kỹ thuật, ngồi nâng tạ đúng tư thế

+ Bổ sung sung vitamin và dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày

+Tránh xa các bài tập quá sức khuỷu tay đặt trên vai như

+ Tránh những bài tập upright row

+ Nên sử dụng các bài tập cường độ thấp với nhiều lần lặp lại để tăng cường các cơ ở chóp xoay khớp vai. Cân bằng các bài tập với việc nâng cánh tay và xoay ngoài để củng cố cơ delta.

+ Nên tránh ngủ nghiêng về phía đau nhức để vết thương được phục hồi nhanh chóng.

+  Nhờ một huấn luyện viên chỉnh dáng tập cho bạn cho chính xác và cẩn thận

+ Dừng tập luyện nếu như bạn đang bị đau. Để tăng sức mạnh cho đôi vai, bạn có thể tham khảo bài tập blackburn.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

Sai lầm khi tập chống đẩy có thể gây chấn thương khi tập luyện

Nón bơi: ưu nhược điểm của từng loại, từng chất liệu

Áo vest tạ đi bộ, dụng cụ mới với những lợi ích bất ngờ