Chấn thương cơ háng khi bơi phải làm sao?

13/11/2020 10:15

Nguyên nhân nào gây chấn thương cơ háng khi bơi, dấu hiệu nhận biết khi bị chấn thương cơ háng, cách điều trị hiệu quả khi bị chấn thương cơ háng

Chấn thương cơ háng là một trong những chấn thương phổ biến về hông khi bơi. Thực tế đã rất nhiều người bơi ếch không thể tham gia bơi lội tiếp do chấn thương ở háng và hông. Nguyên nhân nào gây chấn thương cơ háng khi bơi? Cách điều trị chấn thương cơ háng hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây chấn thương cơ háng

Có nhiều nguyên nhân gây chấn thương cơ háng trong quá trình bơi như:

+ Khi thực hiện các động tác đạp chân đẩy nước với cường độ cao, lặp đi lặp lại

+ Thực hiện sai kỹ thuật đạp chân đẩy nước trong quá trình tập bơi

+ Không thởi động, làm nóng các cơ khớp hoặc chỉ làm sơ qua trước khi tập bơi

+ Do một trong 5 nhóm cơ chạy dọc theo đùi trong bị rách hoặc đứt.

Dấu hiệu nhận biết chấn thương cơ háng

+ Đau vùng háng, khớp háng và một số vị trí lân cận khi thực hiện các động tác bơi

+ Có dấu hiệu sưng hoặc phù nền khu vực háng

+ Có thể xuất hiện những cơ co thắt cơ

+ Chuột rút

+ Có tiếng lục cục kèm theo những cơn đau khi cử động, di chuyển

+ Dáng đi khập khiễng và khó khăn trong việc đi lại

+ Việc duỗi, dàng chân, đứng tư thế khép háng thông thường bị hạn chế.

Điều trị chấn thương cơ háng khi bơi

Việc điều trị chấn thương cơ háng khi bơi đòi hỏi người tập phải kiên nhẫn, nghỉ ngơi, uống thuốc, thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị và người có chuyên môn. Những người bị chấn thương cơ háng nặng cần phải được chăm sóc y tế, thực hiện điều trị chấn thương theo phác đồ điều trị.

Chườm lạnh:

Chườm lạnh có tác dụng hạn chế sưng, ngăn chặn chảy máu dưới da, tránh bầm tím khu vực háng. Khi chườm nên bọc đá lạnh trong khăn vải mềm, cứ 1-2 tiếng chườm một lần, mỗi lần 15-20 phút trong 24h giờ đầu tiên và những ngày tiếp theo tiếp tục chườm 3-4 lần một ngày, mỗi lần 10 phút.

Nghỉ ngơi:

Khi bị chấn thương cơ háng bạn từ nhẹ đến trung bình bạn cần nghỉ ngơi khoang 2-4 tuần để cơ thể, các cơ được hồi phục, các chấn thương nặng cần nghỉ tối thiểu khoảng 6-8 tuần. Khi nghỉ ngơi điều trị chấn thương hạn chế đi lại vận động hay tham gia các bài tập bơi, chạy, đá bóng,…

Sử dụng băng ép cơ háng:

Việc sử dụng băng ép có tác dụng giảm sưng tối đa và cố định cơ bị chấn thương, giúp chấn thương nhanh hồi phục hơn. Khi sử dụng băng ép hãy kê cao khu vực bị chấn thương bạn có thể sử dụng khăn tắm, chăn quấn tròn, gối ôm để kê chấn thương. Điều nầy có tác dụng ngăn ngừa sưng và kích thích máu lưu thông tốt hơn

Chườm nóng:

Bên cạnh chườm lạnh hãy luân phiên chườm nóng. Việc chườm nóng có tác dụng giảm đau và sự khó chịu do chấn thương cơ háng gây ra.

Sử dụng thuốc giảm viêm, giảm đau:

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm viêm và giảm đau như: ibuprofen, naproxen và aspirin…

Nếu xuất hiện tình trạng đau háng kéo dài và trở nên đau nhiều hơn mỗi khi vận động, sưng ngày càng nặng, tê buốt, ngứa ran, đau khi sờ và sưng, và các triệu chứng không cải thiện khi bạn nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép hay kê cao hãy đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

Ngăn ngừa chấn thương cơ háng

+ Tránh đi lại vận động hay tập luyện thể dục, bơi lội nếu bạn cảm thấy cơ háng còn đau

+ Khi bước đi nhanh hay chạy bộ nếu thấy còn đau hãy dừng lại khi đã hết đau hãy tiếp tục di chuyển nhưng thật chậm và nhẹ nhàng.

+ Giảm cường độ vận động nếu bạn cảm thấy đau, không nên cố gắng đến mức khiến chấn thương tái phát.

+ Nếu phát hiện đau dai rằng có thể là dấu hiệu cho thấy nguy cơ chấn thương trở lại hoặc dấu hiệu đó là báo hiệu một chấn thương tiềm ẩn khác nên đi khám bác sĩ

+ Tránh mang vác trọng lượng nặng hoặc tránh va chạm

+ Duy trì bơi xen kẽ các kiểu bơi khác nhau trong lúc luyện tập để tránh những căng thẳng lặp đi lặp lại cho các mô xương khớp.

+ Khi tập bơi nên luyện tập cùng với huấn luyện viên

+ Khởi động các bài tập giãn cơ, các khớp như khớp cổ tay, cổ chân, khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp gối, và khớp cổ…trước khi bơi

+ Tránh luyện tập khi các cơ bắp mệt mỏi.

+ Thực hiện kỹ thuật bơi trên cạn trước khi xuống bể bơi

+ Khi thực hiện các động tác đạp chân đẩy nước với cường vừa phải, tránh thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần một động tác.

+ Thực hiện các kỹ thuật bơi chuẩn xác
Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

Sai lầm khi tập chống đẩy có thể gây chấn thương khi tập luyện

Nón bơi: ưu nhược điểm của từng loại, từng chất liệu

Áo vest tạ đi bộ, dụng cụ mới với những lợi ích bất ngờ