Đau cổ tay khi chơi cầu lông phải làm sao?

05/11/2020 22:49

Nguyên nhân nào gây đau cổ tay khi chơi cầu lông, đau cổ tay phải làm sao

Đau cổ tay khi chơi cầu lông cũng là tình trạng phổ biến khác thường gặp ở người chơi cầu lông. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau cổ tay, các loại chấn thương có thể gây đau cổ tay khi chơi cầu lông, cách xử lý khi bị đau cổ tay khi chơi cầu lông hiệu quả nhất

Đau cổ tay là tình trạng thường gặp ở những người chơi cầu lông, tennis,…Đau cổ tay khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, đau đớn, một số hoạt động trong đời sống hàng ngày bị ảnh hưởng.

Các loại chấn thương có thể gây đau cổ tay khi chơi cầu lông

Cổ tay của chúng ta được cấu tạo từ hai xương cánh tay là xương trụ, xương quay và 8 xương cổ tay. Các xương này được kết nối với nhau bởi nhiều dây chằng. Khi chơi cầu lông các loại chấn thương có thể gây đau cổ tay như: căng cơ, bong gân, gãy xương cổ tay.

+ Căng cơ: Các sợi cơ ở khu vực cổ tay bị căng quá mức hoặc bị rách

+ Bong gân: Đây là một dạng chấn thương dây chằng cổ tay, Với tình trạng bong gân thông thường, bạn chỉ bị giãn hoặc rách một phần dây chằng.

+ Gãy xương cổ tay: Một hoặc nhiều xương ở cổ tay bị gãy hoặc nứt gây đau đớn

Nguyên nhân nào gây đau cổ tay khi chơi cầu lông?

+ Đau cổ tay do sử dụng vợt quá nặng hoặc quá nhẹ

+ Không thực hiện kỹ các bước khởi động trước khi luyện tập, thi đấu

+ Không thực hiện bài tập giãn cơ sau khi chơi cầu lông

+ Tập luyện quá sức ở đây là sử dụng khớp cổ tay quá sức.

+ Tập luyện cầu lông với lực đánh mạnh và  liên tục sẽ dễ bị đứt các vi thể và làm tổn thương các dây chằng tại khớp cổ tay.

+ Ngã trong khi tập luyện có thể là do di chuyển không hợp lý là nguyên nhân gây đau cổ tay

Dấu hiệu nhận biết đau cổ tay khi chơi cầu lông

+ Quan sát thấy dưng tấy cổ tay

+ Khi sờ vào cổ tay thấy cổ tay trở nên ấm hoặc nóng

+ Đau ở cổ tay khi khi chuyển lên xuống.

+ Cảm thấy yếu ở cổ tay

+ Xuất hiện các vết bầm tím

+ Khó cử động các khớp cổ tay, cổ tay bị biến dạng

+ Đau cổ tay âm ỉ, đau nhói khi xoay cổ tay, lật bàn tay.

+ Có tiếng lạch cạch, tách tách kho xoay cổ tay hoặc cầm nắm vật gì đó.

+  Bóp 2 tay vào vị trí xương lồi và xoay có thể cảm nhận hiện tượng “lục cục”.

Biện pháp xử lý khi bị đau cổ tay khi chơi cầu lông

Sau khi kết thúc buổi tập luyện nếu phát hiện cổ tay có những dấu hiện trên cần thực hiện các biện pháp dưới đây để hạn chế cổ tay bị đau nặng hơn.

Chườm đá lạnh:

Chườm đá lạnh lên vị trí đau sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sưng tấy, giảm đau. Khi chườm đá lạnh lên vị trí đau ở cổ tay không nên đặt đá lạnh trực tiếp lên da mà hãy bọc đá lạnh trong khăn rồi mới áp lên vùng tay bị đau. Mỗi lần, bạn chỉ nên chườm trong khoảng 15 – 20 phút  không nên để quá lâu, để da trở lại nhiệt độ bình thường sau đó.

Thực hiện bài tập cổ tay:

Khi chườm đá lạnh hãy kết hợp thêm bài tập cổ tay. Việc này giúp cải thiện tình trạng chấn thương của bạn, những cơn đau nhanh chóng biến mất,..

Bài tập 1:

+ Đưa tay bị chấn thương về phía trước cho bàn tay vuông góc với cánh tay và các ngón tay hướng lên trên.

+ Lòng bàn tay còn lại đặt áp vào lòng bàn tay của tay bị chấn thương, ấn nhẹ nhàng.

+ Hãy giữ tư thế này trong 5 giây, sau đó thả ra.

Bài tập 2:

+ Gập bàn tay bị thương lại sao cho các ngón tay hướng xuống đất.

+ Đặt lòng bàn tay của tay còn lại áp vào mu bàn tay của tay bị thương, ấn nhẹ nhàng.

+ Hãy giữ giữ tư thế này trong 5 giây rồi thả ra.

Khi nào cần sự can thiệp của bác sĩ

Nếu thấy cổ tay bị đau dữ dội, các khớp cổ tay bị biến dạng, không cử động được, tê cứng bạn cần đi đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Phòng ngừa đau cổ tay khi chơi cầu lông

+ Bổ sung canxi cho cơ thể bằng các sản phẩm thực phẩm thức năng hoặc thực thẩm hàng ngày

+ Tránh tiếp đất bằng cổ tay khi bị té ngã khi chơi cầu lông

+ Luyện tập với cường đồ phù hợp, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

+ Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cổ tay khi chơi cầu lông.

+ Khởi động kỹ trước khi luyện tập và thi đấu cầu lông

+ Thực hiện đúng các động tác, kỹ thuật khi tập luyện, chơi cầu lông

+ Sử dụng vợt cầu lông phù hợp với từng người, không sử dụng vợt quá nặng hoặc quá nhẹ.

+ Bổ sung các thực phẩm như: cá hồi, quả anh đào, dứa, gừng và nghệ

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

Sai lầm khi tập chống đẩy có thể gây chấn thương khi tập luyện

Nón bơi: ưu nhược điểm của từng loại, từng chất liệu

Áo vest tạ đi bộ, dụng cụ mới với những lợi ích bất ngờ