Đi bộ như thế nào thì phù hợp?

08/10/2016 15:14

Dưới đây là những lời khuyên để bạn có thể luyện tập với bộ môn đi bộ một cách phù hợp, đem lại lợi ích cho sức khỏe.

Dù là hình thức vận động đơn giản nhưng không phải bạn đi bộ thế nào cũng được và buổi đi bộ sẽ chẳng thể đạt hiệu quả nếu bạn đi chưa đúng cách. Dưới đây là những lời khuyên để bạn có thể luyện tập với bộ môn đi bộ một cách phù hợp, đem lại lợi ích cho sức khỏe.

Khám sức khỏe

Trước khi đi bộ, bạn cần kiểm tra sức khỏe của mình để có kế hoạch luyện tập phù hợp, đặc biệt là với những trường hợp dưới đây:

– Người tuổi cao (đối với nữ trên 60, đối với nam trên 65)

– Những người chưa từng tập thể dục lần nào

– Người có bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao, có tiền căn đau ngực

– Người hay chóng mặt

– Người mập phì

– Người có thai

– Người có bất thường ở chi dưới (biến dạng chân, teo cơ, lỏng khớp, viêm khớp…)

Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết

Một bộ quần áo thoải mái và một đôi giày đi bộ phù hợp là những điều không thể thiếu cho một buổi đi bộ đạt hiệu quả mà bạn không thể quên. Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo nước uống để có thể cung cấp nước cho cơ thể khi cần thiết nhất.

Bắt đầu đi bộ

Bạn hãy bắt đầu đi bộ bằng cách đi từ từ trong 5 – 10 phút. Sau đó, ngưng đi tập kéo dãn trong 5 phút. Tiếp tục đi trong vòng 30 – 60 phút. Và cuối cùng, trước khi dừng đi, hãy đi chậm lại và kéo dãn nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cơ bắp khi thay đổi hoạt động bất ngờ.

Tư thế đi đúng

Tư thế đi bộ đúng phải là đầu thẳng, mắt thẳng, cằm song song với mặt đất, nuốt nước miếng. Thân thẳng, không nghiêng, thả hai vai thư giãn ra sau. Còn với tay, khuỷu co 30 – 90 độ, khuỷu tay không được dang ra ngoài, bàn tay thả lỏng, tránh nắm chặt bàn tay (huyết áp tăng), bàn tay cử động không cao quá ngực.

Chú ý với chân. Bàn chân bước tới thì gót chịu lực, sau đó cả lòng bàn chân chịu lực, từ đó lực di chuyển lên trên vùng gối, vùng háng, rồi lên đến cột sống. Các cơ thả lỏng. Bước đi nhẹ nhàng, từ từ, tránh đi quá nhanh, tránh đi quá lâu.

Dấu hiệu nhắc bạn cần ngừng đi

Khi xuất hiện các dấu hiệu dưới đây bạn cần ngừng đi bởi chúng có thể gây ra tình trạng nguy hiểm cho sức khoẻ.

– Khi đi bộ cảm thấy đau vùng gối, đau lưng nhiều hơn

– Đau vùng ngực, chóng mặt, choáng váng khó chịu, huyết áp tăng

– Hơi thở ngắn, ra mồ hôi nhiều bất thường

– Tự nhiên mệt nhiều, mất sức

– Vọp bẻ (chuột rút), đau cơ bất thường

Và bây giờ, hãy chuẩn bị những điều cần thiết, lên lịch và sẵn sàng cho các buổi đi bộ của bạn nhé!

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo yhocvn.net)

Các tin khác

Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

Sai lầm khi tập chống đẩy có thể gây chấn thương khi tập luyện

Nón bơi: ưu nhược điểm của từng loại, từng chất liệu

Áo vest tạ đi bộ, dụng cụ mới với những lợi ích bất ngờ