Điều trị thoái hóa khớp từ gốc

19/11/2014 10:17

Cùng chuyên mục Sức khỏe của Skcs.vn tìm hiểu về điều trị thoái hóa khớp từ gốc

 

Thoái hóa khớp đang là vấn nạn trên toàn cầu, là bệnh lý tất yếu khi lớn tuổi, thường kèm theo đau nhức, khó vận động tăng dần qua thời gian... Căn bệnh này đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, nhất là vấn đề làm sao điều trị bệnh từ gốc một cách an toàn.

Liên Hiệp Quốc ước tính hiện thế giới có khoảng 10% dân số độ tuổi trung niên có các dấu hiệu lâm sàng của thoái hóa khớp. Đến năm 2050, thế giới có 130 triệu người bị thoái hóa khớp thực sự, và 1/3 trong số này gánh chịu mức độ tàn phế nghiêm trọng. Riêng tại VN, hiện có khoảng 3,8 triệu người mắc phải thoái hóa khớp gối. 

 

Cuộc “nội chiến” gây hư khớp

 

Thoái hóa khớp xảy ra khi cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch xuất hiện lỗi. Bình thường, hệ miễn dịch được kiểm soát một cách chặt chẽ, vừa có khả năng bảo vệ cơ thể, vừa giúp chống lại các thành phần ngoại lai hay nội sinh có hại. Y học gọi đây là cơ chế “tự dung nạp miễn dịch”. Khi cơ chế “2 trong 1” này bị phá vỡ, cơ thể sẽ tấn công vào sụn khớp của chính mình, gây ra thoái hóa khớp.

 

Các nghiên cứu lý giải, qua thời gian hay do trong quá trình sinh hoạt, vận động, sụn khớp bị hư tổn, xảy ra tình trạng viêm. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ phát động một cuộc “nội chiến” nhằm loại bỏ sụn khớp trên khắp cơ thể, bất kể sụn lành hay hư. Nguyên nhân do sụn không được nuôi dưỡng bằng máu mà bằng dịch khớp, nên chúng không được nhìn nhận như một thành phần của cơ thể. Chính cuộc “nội chiến” gây hư hại sụn khớp nặng nề này sẽ làm khớp nhanh bị thoái hóa và tăng nguy cơ tàn phế trong tương lai gần.

 

Sửa “lỗi hệ thống” trong cơ thể

 

Khi bị thoái hóa khớp, nhiều bệnh nhân chưa ý thức hết sự nguy hiểm của việc dùng các thuốc giảm đau không có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh tác dụng phụ nghiêm trọng, khi dùng thuốc giảm đau, người bệnh có thể lầm tưởng bệnh đã khỏi và chủ quan không điều trị tiếp hoặc vận động thái quá, khiến bệnh càng nặng thêm. Trong điều kiện thời tiết thất thường, nhiều bệnh nhân dễ để cơ thể nhiễm lạnh, hấp thu nhiều chất kích thích, ngại vận động… khiến các khớp càng đau nhức, tê cứng, bệnh tình trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

 

Theo nghiên cứu của InterHealth (Mỹ), cách ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả là ngăn chặn cuộc “nội chiến” gây hư hại sụn khớp xảy ra ngay từ những thương tổn nhỏ đầu tiên. Làm sao giúp hệ miễn dịch thay vì hủy hoại sẽ bảo vệ sụn khớp như một thành phần của cơ thể.

 

Những tiến bộ mới của ngành sinh học phân tử đã tìm ra lời giải cho bài toán này với sáng chế độc đáo có tên UC-II. Đây là dưỡng chất sinh học cung cấp loại collagen tuýp 2 không biến tính đặc biệt nhất, chiết xuất bằng công nghệ thủy phân nhiệt độ thấp nên duy trì được cấu trúc phân tử và đặc tính sinh học giống hoàn toàn collagen tuýp 2 tự nhiên có trong sụn khớp.

Nghiên cứu cho thấy, UC-II hoàn toàn khác biệt với các loại collagen tuýp 2 thông thường khi có tác dụng “lập trình lại” cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch để cơ thể không phá hủy sụn, ngược lại, còn bảo vệ, giúp tái tạo và nuôi dưỡng các cấu trúc nền quý giá trong sụn khớp. Từ đó, UC-II giúp phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp hiệu quả. UC-II được chứng minh không gây hại đến dạ dày và giảm đau một cách tự nhiên, an toàn khi kiểm soát được quá trình hư tổn sụn khớp từ gốc.

 

Khi dung nạp bằng đường uống, 47% UC-II giữ nguyên cấu trúc phân tử giúp hệ miễn dịch nhận biết sụn là “người nhà” và làm ngưng quá trình tự hủy hoại sụn khớp. 53% UC-II còn lại đi thẳng vào khớp, giúp nuôi dưỡng và tái tạo cấu trúc nền của sụn.

Theo thời gian và tuổi tác, khớp không ngừng bị thoái hóa gây nên các bệnh về xương khớp khiến cơ thể đau nhức và vận động khó khăn. Nguyên nhân chính là do sụn khớp hư tổn và chất lượng dịch khớp suy giảm.

 

Skcs.vn (Theo TNO)

Các tin khác

Đau dạ dày khi trời lạnh nguyên nhân, giải pháp điều trị

Chứng viêm da khô ở Nam giới cần chăm sóc như thế nào

Men vi sinh đường tiêu hóa tốt với cơ thể như thế nào

Sau khi khỏi COVID-19: Phục hồi tình trạng sức khỏe người bệnh như thế nào?

Các thuốc hỗ trợ, điều trị COVID-19 tại nhà

Khi nào bệnh nhân Covid-19 cần chăm sóc y tế khẩn cấp

Việt Nam sản xuất vắc xin ngừa COVID-19: Nanocovax, Covivac, ARCT-154

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở người mắc bệnh thận, chạy thận chu kỳ

Người mắc bệnh tim có nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19?

Triệu chứng, chẩn đoán, phòng và điều trị khi nhiễm biến thể Delta