Hà Nội một bé trai tử vong do hóc đầu bút bi và lời khuyến cáo

27/03/2016 22:24

Phương pháp xử lý khi trẻ bị hóc dị vật

Theo lời kể của các cô giáo, khi thấy con đang ngồi học bỗng ho sặc rồi lịm đi. Ngay sau đó, các cô đã gọi cấp cứu 115 rồi đưa con đến BV Bạch Mai cấp cứu.

Các bác sĩ cho biết khi tiếp nhận, bệnh nhi đã trong tình trạng ngừng tuần hoàn, không còn phản xạ nên được ép tim, sau khoảng 10 phút tim đập trở lại. Sau đó, bệnh nhi được đặt nội khí quản đảm bảo đường thở, rồi chuyển sang BV Tai mũi họng Trung ương, gắp ra dị vật là một đầu tròn đuôi bút bi.

Dị vật đường thở là đầu bút bi được các bác sĩ BV Bạch Mai lấy ra khỏi đường thở

Tuy nhiên, do thời gian ngừng tuần hoàn quá lâu trước khi được đưa đến viện nên dù tim đập lại nhưng trong tình trạng hôn mê phải thở máy, não tổn thương do thiếu oxy quá lâu. Sau hơn 20 ngày nằm hồi sức, bệnh nhi đã qua đời.

Các tai nạn liên tiếp xảy ra

Ngày 11/3 bệnh viện Đa khoa Hà Đông tiếp nhận bệnh nhi 2 tuổi ở Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội trong tình trạng ngừng tuần hoàn vì hóc kẹo. Khi các bác sĩ cấp cứu, sốc điện viên kẹo đã bắn ra khỏi miệng cháu bé nhưng cháu đã không tỉnh lại vì ngừng tuần hoàn quá lâu.

Sau đó một ngày, 14/3 tại BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An cũng tiếp nhận bệnh nhi 7 tuổi trong tình trạng khó thở, khò khè vì nuốt phải đầu bút bi trong phế quản khi đang ngồi học trên lớp.Tương tự, đầu năm 2016, khoa Tai Mũi Họng (BV Nhi Đồng 1, TP Hồ Chí Minh) cũng gắp dị vật là đầu bút bi cho một bệnh nhi sau nhiều ngày đau tức ngực.

Các bác sĩ cho biết, hai bệnh nhi hóc dị vật không hoàn toàn nên không gây bít tắc toàn bộ đường thở. Tuy nhiên, đối với bệnh nhi tử vong tại BV Bạch Mai và bệnh viện Hà Đông do dị vật đầu bút bi rơi ngay vào vùng hạ thanh môn nên toàn bộ đường thở bị bịt kín khiến bé rơi vào tình trạng hôn mê, mất phản xạ dù được đưa đến viện ngay sau đó.

Phương pháp xử lý khi trẻ bị hóc dị vật

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai)

Dị vật đường thở là tai nạn nguy hiểm, cần cấp cứu khẩn cấp. Nguyên nhân do trẻ đang khỏe mạnh nhưng chỉ vì ăn một quả nhãn, một hạt lạc, quả chôm chôm, hay hóc đầu bút bi bị bít tắc đường thở dẫn đến tử vong “Với tình huống này, kỹ thuật Heimlich để cấp cứu dị vật đường thở cũng vô cùng khó khăn, bởi trẻ đã bị bít tắc hoàn toàn đường thở”.

BS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai)

Đối với các ca hóc dị vật đường thở, dù do bất cứ nguyên nhân gì (không nên cố gắng phân biệt tắc nghẽn đường thở do loại dị vật gì) mà điều quan trọng là phải nhận biết được bé tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hay tắc nghẽn đường thở hoàn toàn để kịp đánh giá tình huống cấp cứu.

Phương pháp cần thiết nhất là đỡ tay vào ngực bé, ngả ra trước và vỗ mạnh 5 phát vào lưng để đẩy bật dị vật ra ngoài. Tuyệt đối không được đưa ngón tay vào móc miệng bé vì động tác trên sẽ đẩy dị vật vào sâu hơn. Khi thấy trẻ bất tỉnh, ngừng tuần hoàn, ngực không phập phồng cần hô hấp nhân tạo, ép ngực cho trẻ song song gọi cấp cứu.

Qua các trường hợp trên, các bác sĩ cảnh báo cha mẹ, người lớn tuổi cần giáo dục trẻ tránh xa các nguy hiểm đang rình rập. Ngoài ra, cần quan tâm đến trẻ hơn, đặc biệt, đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên cho ăn các loại hạt dễ hóc, thạch, bánh, trái cây...

Hải Yến

Các tin khác

Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường

Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10

Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm

Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội

Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM

Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19

Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương

Quản lý và xử lý chất thải rắn

Đoàn Thị Hương đã được trả tự do, chuẩn bị về nước

Hội nghị thưởng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Không đạt được thỏa thuận, Tổng thống Mỹ ra sân bay về nước