Hiểm họa nguy hiểm từ bè nổi hay sự thờ ơ của cơ quan chức năng

27/07/2016 08:16

một lần nữa khiến dư luận băn khoăn về quy chuẩn an toàn kỹ thuật dành riêng cho loại hình bè nổi

Vụ tai nạn do sập bè nổi trên vinh Vĩnh Hy gây xôn xao dư luận vừa qua lại một lần nữa khiến dư luận băn khoăn về quy chuẩn an toàn kỹ thuật dành riêng cho loại hình này.

Chiếc bè nổi gây tai nạn vừa qua thuộc quản lý của Công ty TNHH Vĩnh Tiến.Bè có diện tích 600 m2 neo đậu trong vịnh Vĩnh Hy để đón du khách sau khi tham quan khu vực vịnh Vĩnh Hy vào ăn uống như một nhà hàng nổi. Những ngày cao điểm, nhà hàng nổi này từng đón hơn 500 khách vào ăn uống trên bè.

Tuy nhiên, kết cấu chiếc bè này rất đơn giản. Toàn bộ khung và sàn bè được làm bằng gỗ, phía trần nhà lợp tôn. Để bè nổi trên mặt nước, chủ bè dùng dây thừng cột chặt những can nhựa (loại 500 lít) quanh khung gỗ và dùng cáp để neo bè đứng yên một chỗ.

Theo Sở Giao thông vận tải Ninh Thuận, trước đây người dân thiết kế loại bè này để nuôi hải sản (tôm hùm), sau đó cải hoán trở thành “nhà hàng” nổi phục vụ du khách.Theo thống kê,trên khu vực vịnh Vĩnh Hy có 6 công ty, đơn vị được cơ quan chức năng cấp phép cho hoạt động kinh doanh buôn bán đều diễn ra trên bè nổi. Tuy nhiên, bè này thuộc loại phương tiện thủy nội địa nên phải được cơ quan chức năng đăng ký, đăng kiểm mới đưa vào hoạt động.

Qua kiểm tra, Sở Giao thông vận tải Ninh Thuận nhiều lần xử phạm vì các bè nổi này không đáp ứng được tiêu chuẩn để hoạt động, nhưng không biết vì lý do gì, các nhà hàng bè nổi trên vịnh Vĩnh Hy vẫn tồn tại.Một cán bộ thanh tra giao thông Ninh Thuận chia sẻhầu hết các nhà bè được lắp ráp trên khu vực biển miền Trung để kinh doanh buôn bán hải sản đều không đảm bảo an toàn. Do không có quy chuẩn kết cấu chung nên đơn vị chức năng không thể thực hiện đăng ký, đăng kiểm. Cán bộ này cho biết “Nếu kiểm tra, kiểm soát và làm đúng luật thì tất cả nhà bè hiện đang hoạt động ở khu vực biển miền Trung phải ngưng hoạt động. Tuy nhiên, do nhu cầu du khách khi đi du lịch biển và giải quyết công ăn việc làm của người dân địa phương, nên ngành chức năng “làm lơ” để họ hoạt động”.

Ở góc độ khác, một cán bộ thanh tra giao thông cho biết do không có quy chuẩn kết cấu chung nên đơn vị chức năng không thể thực hiện đăng ký, đăng kiểm đối với mô hình bè nổi.Trước những sự việc trên, báo Lao Đông viết: “Còn bao nhiêu bè nổi hoạt động không phép? Tại sao phải đợi đến khi có người bỏ mạng sự việc mới được xem xét”. Sau chiếc bè nổi gây tai nạn của Công ty TNHH Vĩnh Tiến còn bao nhiêu bè nổi khác không đảm bảo an toàn ở khu vực Bình Hưng, tỉnh Khánh Hòa vẫn ngang nhiên đưa đón khách bất chấp sự an toàn cho khách hàng.

Trước tai nạn đáng tiếc kể trên,ông Võ Đức Triều, giám đốc Sở GTVT Ninh Thuận cho biết chiếc bè nổi là lồng bè nuôi thủy sản nhưng đã được “hoán cải” để kinh doanh dịch vụ ăn uống không phải nhà hàng nổi. Lồng bè này chỉ được Sở Kế hoạch và đầu tư cấp phép kinh doanh, ăn uống không có giấy phép đăng ký, đăng kiểm. “Hiện nay lồng bè này không có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, trách nhiệm quản lý thuộc ngành nào, trách nhiệm đến đâu đang được UBND tỉnh làm rõ để xử lý”,.

Hi vọng sau vụ tai nạn trên, các cơ quan ban ngành sẽ sớm có câu trả lời và đưa ra phương án thiết thực để giải quyết tình trạng này.

Tổng hợp

Các tin khác

Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường

Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10

Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm

Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội

Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM

Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19

Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương

Quản lý và xử lý chất thải rắn

Đoàn Thị Hương đã được trả tự do, chuẩn bị về nước

Hội nghị thưởng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Không đạt được thỏa thuận, Tổng thống Mỹ ra sân bay về nước