Hướng dẫn cách chọn ghẹ ngon nhiều thịt, cách bảo quản, sơ chế ghẹ

06/08/2021 11:00

Hướng dẫn cách chọn ghẹ ngon nhiều thịt, cách bảo quản, sơ chế ghẹ không bị tanh

Hướng dẫn cách chọn ghẹ ngon nhiều thịt, cách bảo quản, sơ chế ghẹ

Ghẹ biển là một trong những loại hải sản được nhiều người yêu thích. Nhưng có khá nhiều người khi mua ghẹ hay mua phải ghẹ óp, ghẹ ít thịt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chọn ghẹ ngon nhiều thịt, cách bảo quản, sơ chế ghẹ không bị tanh giống như ngoài hàng.

Hàm lượng protein có trong thịt ghẹ cao hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác, trung bình cứ 100g thịt có chứa tới 12,3g protid, 3,3g lipid, 5.040g canxi, 430mg phốt pho, 4,7mg sắt, cùng với nhiều các chất khác như: vitamin B1, B2, PP, B6, hàm lượng cholesterol dao động từ 30 – 56 mg/kg.

Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao nên ghẹ được biết đến là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, mang lại nhiều lợi ích như:

+ Sở hữu hàm lượng vitamin B12 và chất sắt caocó tác dụng giúp cơ thể sản xuất ra các tế bào hồng cầu ngăn ngừa, chữa trị bệnh thiếu máu.

+ Do ghẹ chứa nhiều chất khoáng, axit béo Omega 3, magie nên có tác dụng giảm lượng mỡ thừa có trong máu khi bổ sung thường xuyên ghẹ trong thực đơn, với số lượng vừa phải

+ Ghẹ còn được biết là thực phẩm có tác dụng giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về nhồi máu cơ tim, hoặc đột quỵ.

+ Hàm lượng  protein có trong ghẹ nhiều hơn với nhiều loại thực phẩm khác, nên có thể giúp cơ bắp phát triển, giúp cho tóc, móng tay và làn da luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất.

+ Omega 3 có trong thịt của ghẹ là dưỡng chất giúp não bộ, tim mạch phát triển

+ Ghẹ cung cấp hàm lượng chất béo bão hòa thấp, cung cấp lượng lớn vitamin và khoáng chất, đặc biệt là selen nên có tác dụng ngừa các bệnh về viêm khớp, để chữa trị những vết bầm dập, trật khớp, ứ huyết hoặc gãy xương

Mặc dù ghẹ có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không vì thế chúng ta ăn số lượng nhiều, ăn liên tục. Theo các chuyên gia dinh dưỡng chỉ cần ăn khoảng 1-2 con ghẹ là tốt nhất, nếu ăn quá nhiều sẽ có tác hại nghiêm trọng.

Bởi ăn nhiều ghẹ có nguy cơ bị ngộ độc bởi ghẹ hay cua sinh sống ở các vùng nước gần bờ nên rất dễ tích tụ lại trên cơ thể chúng nhiều chất độc khác nhau. Hai chất độc gồm Dioxin và PCBs nếu hấp thụ nhiều hai loại chất độc này có thể gây tình trạng phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan, làm tăng nguy cơ ung thư

Hay ghẹ cũng là một trong những loại hải sản có khả năng gây dị ứng cao. Nếu ăn quá nhiều ghẹ cùng một lúc hoặc người có cơ địa dễ bị dị ứng có thể gây ra một số biểu hiện như mề đay, ngứa ngáy toàn thân, nôn nao, đau đầu, chóng mặt và thậm chí gây khó thở. Bên cạnh đó, nếu ăn quá nhiều ghẹ có thể sẽ bị lạnh bụng, đau bụng, trường hợp nặng có thể dẫn đến tiêu chảy.

Những đối tượng nào không nên ăn ghẹ?

+ Người đang bị bệnh gout không nên ăn ghẹ, bởi khi ăn ghẹ sẽ làm tăng lượng axit uric trong máu, làm tăng quá trình lắng đọng các thể purin ở khớp, gây đau nhức xương khớp.

+ Những người đang bị bệnh thận hay thận đang có vấn đề nếu ăn nhiều ghẹ có thể khiến bệnh nặng hơn do hàm lượng natri tăng cao.

+ Những người đang bị bệnh về gan cũng không nên ăn ghẹ bởi trong ghẹ chứa hàm lượng khoáng đồng dồi dào sẽ phá huỷ các tế bào gan khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn,

+ Nhóm những người mẫn cảm với hải sản, người có cơ địa dị ứng tuyệt đối không được ăn, dù là một lượng nhỏ cũng có thể gây ngứa, mề đay, nôn mửa,...

Hướng dẫn cách lựa chọn ghẹ tươi ngon, chắc thịt

Tại các chợ hải sản thường chúng ta thấy nhiều nhất 3 loại ghẹ được bày bán gồm: ghẹ xanh, ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm (ghẹ sao). Loại ghẹ xanh được biết đến là loại ghẹ sở hữu thịt ngon, chắc và ngọt, tiếp đến là thịt ghẹ đỏ sau cùng là ghẹ sao. Ghẹ sao là loại ghẹ thịt nhão, ít thịt, thịt thường nhạt không thơm ngon, có giá thành rẻ hơn so với các loại ghẹ còn lại.

Ghẹ thịt thường là ghẹ đực, những con ghẹ đực có yếm nhỏ, dẹt và dài nhưng lại rất nhiều thịt. Những con ghẹ gạch thường là con ghẹ cái, ghẹ cái có yếm nhỏ, thuôn tròn

Thời điểm chọn mua ghẹ nên mua vào đầu tháng (ngày 1 - ngày 5) hoặc cuối tháng (ngày 28 - ngày 30) âm lịch. Thời điểm này trong năm thịt ghẹ béo và chắc thịt nhất rất là ngọt. Những ngày giữa tháng âm lịch, lúc này ghẹ đang lột vỏ, nên thịt ghẹ sẽ nhạt và bị ít, thịt nhão, mềm, ăn sẽ không ngon.

Không phải lúc nào những con ghẹ có kích thước to là nhiều thịt mà những con con ghẹ có kích thước vừa phải, vừa tầm tay mới là những con chất lượng nhất, thịt nhiều, chắc và ngọt. Khi chọn mua nên chọn mua những con ghẹ có những đặc điểm sau:

Khi cầm con ghẹ lên hãy lật ngửa và dùng tay ấn vào ức ghẹ nếu ức ghẹ hõm xuống thì đó là con ghẹ không ngon, ngược lại nếu ức ghẹ hõm xuống ít là những con ghẹ tươi sống, chắc thịt

Nếu phần yếm của ghẹ khít với ức ghẹ là ghẹ chưa sinh sản nhiều, thịt chắc thì nên mua

Không nên mua những con ghẹ quá to nên chọn những con ghẹ cầm vừa tay, chắc tay, nặng so với kích thước thì đó là những con ghẹ thịt chắc và ngon.

Chỉ nên mua ghẹ còn sống, đựng trong các thau nước có ống oxy, các khớp chân ghẹ linh hoạt, gai sắc nhọn. Không chọn mua những con ghẹ yếu, nằm im một chỗ, di chuyển chậm chạm, các khớp cân không linh hoạt

Không chọn mua những con ghẹ đã chết, ghẹ có mùi hôi, mùi bất thường.

Hướng dẫn cách sơ chế ghẹ đúng chuẩn

Bước 1: Ghẹ sau khi mua về, không tháo các dây buộc của ghẹ ra, vì ghẹ còn sống rất khỏe, các càng của nó có thể làm tay bạn bị thương.

Bước 2: Dùng bàn chải chà, rửa ghẹ cho sạch cát bẩn dưới vòi nước cho sạch. Dùng kéo cắt bớt các càng ghẹ nhỏ, chỉ giữ lại 2 càng ghẹ lớn.

Bước 3: Loại bỏ yếm để khi tách mai ghẹ được dễ dàng hơn và phần trứng bên ngoài yếm (nếu có). Khéo léo bóc rời phần mai ra khỏi con ghẹ và bỏ phần phổi màu xám đen ở 2 bên.

Bước 4: Rửa lại ghẹ với nước cho thật sạch và để ráo nước và đem đi chế biến

Hướng dẫn cách bảo quản ghẹ sống và ghẹ đã qua sơ chế

Bảo quản ghẹ sống được tươi lâu:

Ghẹ sau đi mua về nên cho hết ghẹ vào chiếc khay rồi cho vào hộp xốp có chứa đá lạnh để hạn chế ghẹ bị chết cóng do tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh. Cho hộp xốp vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản qua đêm.

Bảo quản ghẹ sống khi đi đường xa

Để bảo quản ghẹ sống khi đi đường xa chỉ cần cho ghẹ sống vào nước biển có bỏ đá lạnh với độ lạnh thích hợp rồi cho ghẹ vào để gây tê. Ghẹ sẽ ở trạng thái "ngủ đông". Sau đó, cho ghẹ vào túi ni lông đã sục khí oxi sẵn, buộc kín và cho vào thùng xốp dán chặt lại rồi vận chuyển

 Bảo quản ghẹ đã qua sơ chế

Ghẹ sau khi sơ chế, làm sạch loại bỏ bụi bẩn, đất cát bám vào ghẹ. Tiếp đến chỉ cần cho ghẹ vào túi ni lông buộc kín hay hộp đậy kín và cho vào ngăn đá tủ lạnh, bạn có thể bảo quản chúng trong vòng tối đa là 3 ngày

Bí quyết khử mùi tanh cho ghẹ

Để khử mùi tanh cho ghẹ chỉ cần sử dụng rượu trắng và gừng là có thể hoàn toàn loại bỏ mùi tanh của ghẹ. Khi sơ chế ghẹ chỉ cần rửa ghẹ qua rượu trắng hay gừng đập nhuyễn pha với nước.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hướng dẫn cách chọn mực, bảo quản mực, lợi ích của mực với sức khỏe

Hướng dẫn cách chọn tôm, bảo quản tôm tươi ngon

+ Lợi ích của xoài, cách chọn xoài ngon, bảo quản xoài được lâu

Mít có tác dụng gì, bí quyết chọn mua mít ngon, cách làm mít nhanh chín

+ Lợi ích của quả đào với sức khỏe, cách chọn và bảo quản đào

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Bật mí cách phân biệt tổ yến thật, tổ yến giả chính xác nhất

Món ngon từ trám đen, cách sơ chế và bảo quản trám đen đúng chuẩn

Kinh nghiệm sơ chế thịt thỏ không bị hôi tanh, món ngon từ thịt thỏ

Kinh nghiệm chọn gà ngon, phân biệt gà bị bơm nước và nhuộm vàng

Cách chế biến thịt cóc an toàn, món ăn ngon từ thịt cóc

Món ngon từ thịt ếch, cách chọn thịt ếch ngon, phân biệt ếch đồng với ếch nuôi

Món ăn ngon từ thịt cá sấu, cách chọn thịt cá sấu ngon, mẹo khử mùi tanh

Kinh nghiệm chọn ba ba ngon, mẹo sơ chế ba ba không bị tanh

Cách khử mùi gây ở thịt cừu, cách chọn thịt cừu ngon, món ngon từ thịt cừu

Bí quyết chọn thịt trâu tươi ngon, món ngon từ thịt trâu cực hấp hẫn