Hướng dẫn cách phục hồi đèn ô tô bị mờ

27/08/2020 15:47

Đèn pha ô tô bị mờ do hơi nước phải làm sao

Hệ thống chiếu sáng trên ô tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi di chuyển vào ban đêm, trời sương mù,…Hệ thống chiếu sáng giúp tài xế dễ dàng quan sát được tình hình phía trước, giúp cho việc lái xe tốt hơn, an toàn hơn. Nhưng qua một thời gian sử dụng hệ thống đèn pha của ô tô bị mờ ho hấp hơi nước nước ẩm từ môi trường và không khí bên ngoài. Khi phát hiện đèn pha ô tô bị mờ tài xế cần làm gì?

Hiện tượng đèn pha ô tô bị mờ là hiện tượng thường gặp ở tô tô. Việc đèn pha ô tô bị mờ do việc khi tháo lắp, thay đổi đèn pha ô tô người thợ sửa chữa chưa siết chặt, điều kiện thời tiết,…Do vậy đã tạo điều kiện cho hơi nước thâm nhập vào bên trong đèn pha ô tô. Các tài xế ô tô chỉ nhận ra sau mấy ngày khi mà phát hiện thấy hơi nước thâm nhập vào bên trong. Nếu không được kịp thời xử lý, điều chỉnh về lâu dài các thiết bị bên trong đèn pha sẽ bị ăn mòn, đặc biệt ảnh hưởng đến ánh sáng của đèn xe. Một nguyên nhân khác cũng hay được nhắc đến do ống thông hơi bị quay ngược lên trên nên nước từ bên ngoài bay vào. Gioăng không kín làm hơi nước và mưa bên ngoài có thể len vào.

Đèn ô tô bị hấp hơi nước phục hồi như thế nào?

Đèn xe bị hấp hơi nước

Súc rửa sạch đèn pha trầy, xước

Bước 1: Tháo phần nắp cao su phía sau chóa đèn, mở đèn pha để làm nóng không khí bên trong làm thoát hơi nước.

Bước 2: Xử lý rửa sạch chóa đèn bằng cách dùng que có đầu bọc giẻ luồn vào chỗ hở phía sau

Bước 3: Dùng silicon chét lại chỗ hở

Bước 4: Sau khi thực hiện các quy trình phục hồi như trên, về cơ bản đèn bạn đã có thể sáng bình thường.

Tuy nhiên, trong trường hợp muốn tiết kiệm được thời gian và ngân sách, súc rửa đèn pha là một phương pháp đáng để thử.

Làm sạch đèn pha ô tô bằng phương pháp súc rửa

Phương pháp này chỉ áp dụng được với pha đèn bị hơi nước và bị ố vàng, nhưng chỉ có thể làm sạch được một phần. Việc làm này chỉ nên thực hiện trong tình trạng tức thời

Bước 1: Kiểm tra lại ống thông hơi xem có bị ướt hay không, sau đó bật đèn.

Bước 2: Sua khi bật đèn, ánh sáng phát ra từ đèn ô tô sẽ làm nóng môi trường bên trong và để khoảng 5 - 7 phút, hơi nước sẽ tự động bốc hơi thoát ra ngoài.

Đèn pha ô tô bị ố vàng

Nếu như chóa đèn ô tô bị ố vàng vẫn có khả năng phục hồi nhưng chỉ trong trường hợp ố vàng do lớp cạo đánh bóng mất lớp phủ bên ngoài. Nhưng nếu chóa đèn bị ảnh hưởng từ sức nóng của đèn, thì phải thay đèn mới chứ không thể phục hồi

Chóa đèn ảnh hưởng từ sức nóng của đèn phát ra bên trong, bạn nên áp dụng phương thức xi mạ phục hồi lớp crom lên đèn pha của mình, nhưng phục hồi chỉ có thể giải quyết được 70%

Chóa đèn xe ô tô bị mờ:

Ô tô sử dụng quá lâu, trong thời gian dài khiến đèn cũ kỹ, đèn bị oxi hóa mạnh tạo ra các đốm vàng li ti chung quanh. Bên cạnh đó, do một số người lười bảo dưỡng, vệ sinh, đánh bóng chóa và môi trường xung quanh tác động sẽ gây nên những vết vàng ố ở chóa đèn xe ô tô.

Nếu chóa xe trầy xước nặng bạn cần mang ô tô đến các trung tâm bảo hành hoặc các xưởng sữa chữa xe ô tô uy tín. Nếu gặp những vết trầy xước nhẹ bạn có thể làm theo cách này tại nhà.

+ Vết trầy xước nhẹ:

Sử dụng nước lau nhựa đèn xe và khăn microfiber và giấy nhám chà nhẹ nhàng theo chiều ngang, phục hồi từng khu vực nhỏ rồi lấy bát bước 2 làm bóng lại.

 Lưu ý:

Giấy nhám phải thật mịn (2000-3000) và sạch. Trước khi chà phải lấy băng keo dán xung quanh phòng vết xước lan rộng.

+ Vết trầy nặng:

Hãy tiến hành làm khô vị trí nhựa chóa, dùng giấy nhám với độ thô (kích thước hạt nhám) lớn, sau đó giảm dần đến giấy nhám hạt mịn.

Lưu ý: Hãy làm ẩm giấy nhám trước khi chà, chà nhẹ nhàng theo chiều ngang, chiều dọc và chéo), cố gắng chà đều tay để tạo sự đồng đều, cuối cùng vẫn là đánh bóng phục hồi và bôi lớp sáp bảo vệ (wax) lên chóa đèn.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Kỹ năng lái xe qua ổ gà tránh làm hư hại xe ô tô

Vì sao không dùng ga tự động khi lái xe tô tô trời mưa

Hệ thống chống trộm trên xe ô tô hoạt động như nào, cách tắt còi chống trộm

Kinh nghiệm mua cảm biến áp suất lốp xe ô tô: Cấu tạo, cách lắp chuẩn

Bật mí việc nên, không nên làm khi vượt ô tô cùng chiều, cách vượt an toàn

Những vị trí ngồi an toàn nhất, nguy hiểm trên xe ô tô bạn nên biết

Kinh nghiệm di chuyển xe qua đường lầy lội, cách xử lý khi xe bị lún

Bật mí cách lái xe ô tô qua đường sắt an toàn, tránh nguy hiểm

Bơm nước làm mát ô tô bị hỏng: dấu hiệu, cách khắc phục

Những sai lầm cần tránh khi lái xe cạnh xe tải, xe container