Khoa học giải thích vì sao khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm?

28/09/2018 13:39

Nhai kỹ thì rõ rồi, còn nuốt chậm có lợi gì?

Ăn với con người có tác dụng nuôi dưỡng sự sống và ăn cũng là một thứ tiêu khiển, khiến người ta mãn nguyện. Do đó nhiều thế hệ đã bỏ công nghiên cứu, chế biến để thức ăn như một sản phẩm nghệ thuật và kỹ thuật. Vậy người ăn cũng nên "thưởng thức" thế nào? Loại trừ các nghi thức mang tính giao tiếp, ta xem xét cơ chế ăn, để ăn thế nào cho có lợi nhất?

Nói đến ăn, là nói đến hệ tiêu hóa mà bộ phận đầu tiên là miệng. Nơi đây thức ăn được đưa vào, được có thể kiểm tra đón nhận qua xúc giác, khứu giác và vị giác. Tất cả nghệ thuật, kỹ thuật được đáp lại bằng sự nhiệt tình hay không nhiệt tình và kết thúc là khi thức ăn nhờ hai hàm răng, với chức năng từng loại tăng, có mục đích cuối cùng là nghiền nát thức ăn, hòa trộn thức ăn với nước bọt, làm một phần tinh bột phân giải thành đường nhờ nước bọt. Sau đó tất cả thành một hỗn hợp, đẩy vào ống thực quản.

Thức ăn qua thực quản xuống dạ dày. Dạ dày là một tổ chức cơ mềm, nó không ngừng co bóp, đồng thời nó lại tiết ra dịch vị. Thức ăn được nghiền nát ở răng, nhờ nước bọt, dịch vị và sự co bóp của dạ dày nhuyễn ra thành một thể lỏng sánh như hồ. Ở dạ dày một phần của đạm và mỡ thức ăn đã bắt đầu bị tiêu hóa.

Dạ dày co bóp kiểu làn sóng, thức ăn đã được tiêu hóa thành vị trấp, bị ép làm mở cửa môn vị, dồn vị trấp xuống ruột, từng ít một, kéo dài thời gian tiêu hóa trong cả buổi, để liên tục cấp chất bổ cho cơ thể.

Khi vị trấp xuống đến ruột non, là nơi hoàn tất việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, nhờ có thêm các dịch ở ruột là: dịch tụy, dịch mật và dịch ruột, các chất đường bột, đạm, mỡ được phân giải thành các chất đơn dễ hấp thụ. Sau đó rụột sẽ đón nhận những chất dinh dưỡng đó đưa vào máu. Còn chất bã đi xuống manh tràng vào ruột già, đựợc ruột già hấp thụ nước và một số vitamin còn lại rồi bị đầy ra ngoài.

Hệ thống tiêu hóa đó là bình thường, được tiến hành trong trạng thái tốt đẹp. Con người có được sức khỏe tốt, khí huyết dồi dào, tinh thần sảng khoái.

Thế nhưng, cũng có những người ăn uống xô bồ xì xụp, nuốt nhanh cả khi chưa nhai. Hoặc như người già răng rụng nhiều, thức ăn không được nhai kỹ. Công đoạn đầu làm qua loa, nhệu nhạo, không những là gánh nặng cho dạ dày, mà thức ăn cũng không thể phân giải để tiêu hóa hết được. Tất nhiên tiêu hóa là cả một quá trình còn nhiều yếu tổ tác động khác nữa. Thế nhưng yếụ tố thường xuyên mà cơ thể con người nên hỗ trợ cho bộ máy tiêu hóa, có thể nói gọn lại là nhai kỹ, nuốt chậm là rất cần thiết.

Nhai kỹ thì rõ rồi, còn nuốt chậm có lợi gì?

Dạ dày có khả năng đàn hồi rất lớn. Ta nuốt thức ăn đến đâu dạ dày giãn ra đến đấy để chứa thức ăn mà không tăng áp suất trong dạ dày, nghĩa là không cần trờ việc nuốt tiếp.

Có hai con đường: Thứ nhất là, trong khi bạn đang nhai thức ăn, đại não đã nhận được thông tin cần dịch dạ dày. Kết quả là trước khi thức ăn đến dạ dày, dịch dạ dày đã tiết ra một lượng lớn. Một con đường khác là thức ăn đến dạ dày và kích thích trực tiếp. Lúc này dịch dạ dày từ từ được tiết ra. Thông thường, dịch dạ dày tiết ra theo con đường thứ nhất nhiều hơn. Vì thế, khi bạn nuốt nhanh, động tác nhai ít, dịch dạ dày tiết ra do nhận kích thích cũng giảm đi. Số lượng dịch dạ dày tiết ra khi thức ăn đến dạ dày không đủ so với lượng thức ăn cần được tiêu hoá. Vì thế, thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày, khiến bạn có cảm giác khó chịu.

Ngoài ra, khi ăn quá nhanh thức ăn dễ bị tắc trong thực quản. Lúc này, bạn có cảm giác bị nghẹn. Khi thức ăn được đưa đến dạ dày, dịch tiêu hoá chỉ có thể tiếp xúc với lớp ngoài cùng của nó. Cũng giống như cả một quả dưa thì chỉ có lớp vỏ được tiếp xúc với không khí. Nếu bạn cắt quả dưa thành những miếng nhỏ, thì những miếng màu hồng mới có thể tiếp xúc với không khí. Vì thế, nếu muốn cơ thể phát huy tác dụng với dịch dạ dày, chuyển hoá thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thế hấp thu được, thì bạn phải cố gắng nhai kỹ, nhai chậm.

Dạ dày bị viêm, co cứng làm cho người bệnh chóng no. Cửa tâm vị (ở trên dạ dày) thường đóng không chắc chắn như cửa môn vị (ở cuối dạ dày), tâm vị dễ mở gây ợ hơi ... Cái gì cũng có mức độ của nó. Nuốt từ từ làm cho lượng dung nạp của dạ dày được tăng dần, dễ chịu hơn chứ không phải ngay lập tức bắt nó phình to tướng ngay lên, vừa nặng nề, khó chịu vừa ợ lung tung, tổn hại cho dạ dày.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác

Cơ thể sẽ ra sao nếu nhiệt độ ngoài trời chạm ngưỡng 50 độ C

Bạn có tin: Cây cối cũng biết hoảng loạn khi trời mưa gió to

Vì sao khi sắp chết cóng con người lại cởi quần áo

Vì sao những cuốn kinh thư của Tây Tạng trải qua ngàn năm không bị mục nát

Tại sao cửa sổ máy bay lại có thiết kế hình bầu dục?

Vì sao bạn luôn phải lên hoặc xuống máy bay phía bên cửa trái

Nam giới dễ bị đuối nước hơn nữ giới vì sao?

Tại sao cảm thấy choáng khi bị đụng đầu mạnh vào vật nào đó?

Tại sao con người có khả năng uốn dẻo đến kinh ngạc

Tại sao lại có người vẽ đẹp và có người lại vẽ xấu?