Năm 2010 Trung Quốc ra mắt nhà máy rác thải tạo năng lượng lớn nhất thế giới

01/03/2016 15:28

Trung Quốc đang xây dựng một nhà máy chế biến rác thải thành năng lượng lớn nhất thế giới…

Theo đánh giá, Trung Quốc là một cường quốc phát triển mạnh mẽ trên khắp các lĩnh vực, trong đó xử lý rác thải để bảo vệ môi trường là yếu tố tiên quyết của đất nước hơn 1 tỷ dân này. Hiện, TQ đang xây dựng một nhà máy chế biến rác thải thành năng lượng lớn nhất thế giới…

Xây nhà máy rác thải đầu tiên tại Thâm Quyến

Thành phố Thâm Quyến là một trong những điểm nhấn về ô nhiễm, bởi vậy, địa điểm này được chọn xây dựng một nhà máy biến rác thải thành năng lượng đầu tiên của Trung Quốc có thể xử lý 5.000 tấn rác thải mỗi ngày.

Trung Quốc có kế hoạch xây 300 nhà máy biến rác thải thành năng lượng trong 3 năm tới. Ảnh: SHL Architects

Theo kế hoạch, một phần ba thùng rác ở Thâm Quyến có thể biến thành điện sử dụng. Mặc dù, đây không phải là một phương án tốt nhất cho môi trường bởi lượng CO2 sẽ thải ra môi trường, tuy nhiên nó có những lợi ích khác đó là  tiết kiệm đất bởi rác không còn bị chôn lấp và loại bỏ được những bãi rác bất hợp pháp.

Theo Adele Peter, chuyên gia của công ty Fast Company, đây mới chỉ là một trong 300 nhà máy biến rác thải thành năng lượng mà chính phủ Trung Quốc có kế hoạch xây dựng trong 3 năm tới.

Những ý kiến trái chiều

Khi ý tưởng xây dựng nhà máy ra đời, đa phần người dân đều rất đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều cuộc tranh luận về việc liệu những nhà máy này có thật sự thân thiện với môi trường hay không, mặc dù rất nhiều nước trên thế giới đã sử dụng phương pháp này.

Chris Hardie, một kỹ sư đến từ công ty Đan Mạch đã thắng trong cuộc thi thiết kế nhà máy ở Thâm Quyến chia sẻ "Các nhà máy đốt rác tạo điện thực chất không phải là một giải pháp cho vấn đề năng lượng", "Thêm vào đó, lượng khí nhà kính phát thải từ các bãi rác phân hủy là khoảng gấp đôi lượng CO2 từ các lò đốt" và cho biết thêm "Nhà máy này là một cách đối phó với rác thải, và sử dụng quy trình này để tạo ra điện như một sản phẩm phụ. Thành phố chắc chắn phải phát triển theo hướng tái chế nhiều hơn và giảm thiểu chất thải, phát triển thêm nguồn năng lượng tái tạo. Chúng tôi đang đề xuất đây sẽ là nhà máy đầu tiên có phát triển nguồn năng lượng tái tạo đi kèm".

Đề xuất mà Hardie đề cập đến chính là một mái lớn trên nóc nhà máy kéo dài khoảng 1,6km với khoảng 44.000 mét vuông phủ tấm pin Mặt trời. Nhà máy sẽ không chỉ xử lý rác thải, mà có thể cung cấp điện sạch và bền vững cho các thành phố xung quanh. Ngoài ra, người dân cũng có thể được tới nhà máy tham quan và xem cách nó hoạt động.

Hardie bổ sung "Thách thức về rác thải là một phần do giáo dục - và giải quyết thách thức cũng là một phần của quá trình giáo dục. Hãy nghĩ về nó như việc hút thuốc trong những năm 1950, 1960, hầu hết mọi người đều hút. Chỉ đến khi nền văn minh giáo dục cho người ta biết về những tác hại của chúng đối với cơ thể, chúng ta mới ngừng hành động đó lại. Tương tự với rác thải. Nếu bạn không nhận ra những thiệt hại và sự lãng phí mà nó gây ra, có lẽ bạn sẽ không dừng việc tạo ra rác thải và vứt chúng ra đường".

Được biết, năm 2020 là năm nhà máy dự kiến sẽ đi vào hoạt động nhưng điều quan trọng là Trung Quốc cần tập trung vào việc ngăn chặn những bãi rác mọc lên trong tương lai để chúng ta được sống trong một thế giới không rác thải.

Tổng hợp

Các tin khác

Vài điểm đáng lưu ý trong lệnh hành pháp về AI Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vừa công bố

Nghiên cứu đánh giá Vaccine Moderna có lẽ hiệu quả cao hơn Pfizer trước biến thể Delta

Cựu Ngoại trưởng Anh hầu tòa vì cáo buộc nói dối về Brexit

Hơn 100 người mất tích sau vụ chìm tàu tại Cộng hòa dân chủ Congo

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa hủy diệt Iran

Tổng thống Donald Trump quyết định tăng thuế lên 300 tỷ USD hàng còn lại

Cảnh sát bắt giữ 2 hung thủ xả súng tại trường học ở Colorado, Mỹ

Cháy máy bay chở khách tại Nga, 41 người thiệt mạng

Mỹ: Máy bay Boeing 737 chở khách hạ cánh xuống sông

Bộ trưởng Quốc phòng Anh bị cách chức vì rò rỉ thông tin mật về Huawei