Người thường xuyên đi đứng quá nhiều nên tập những bài yoga nào tốt cho cơ thể?

12/04/2019 16:39

Hướng dẫn chi tiết các bài tập yoga cho người thường xuyên đi lại nhiều, đứng cả ngày.

Nhiều người do yếu tố công việc thường xuyên phải đi lại di chuyển hoặc đứng cả ngày khiến lưng đau nhức mỏi uể oải sau một ngày. Bài tập yoga dưới đây được huấn luyện viên yoga chuyên nghiệp hướng dẫn các bạn tận dụng thời gian vài phúc trong ngày trong khi đứng làm việc. 

Tư thế quả núi (Tadasana)

Tư thế này, bạn sẽ học được cách đứng vững và thẳng như một trái núi. Tadasana là nghệ thuật đứng cho đúng và tăng sự cảm nhận đối với cơ thể.

Các bước thực hiện tư thế quả núi:

Bước 1: Đứng trên nền sàn bằng phẳng, hai bàn chân sát vào nhau. Giữ hai ngón chân cái chạm vào nhau, gót chân hơi  tách ra. 

Bước 2: Bám chặt 2 chân trên sàn, nâng mắt cá chân trong và nâng hõm bàn chân tuy nhiên vẫn cố giữ cho hai mắt cá chân ngang hàng với nhau. Kéo xương bánh chè lên, kích hoạt cơ tứ đầu đùi. Xoay 2 đùi vào trong, nhấn 2 đỉnh đùi về sau. Tách 2 đỉnh mông rộng ra một chút, hạ xương đuôi. Thóp phần bụng dưới vào, xiết nhẹ bụng, rút rốn về phía cột sống và kéo lên trên.

Bước 3: Vai xa tai,  mở rộng 2 bả vai. Không đẩy xương sườn về phía trước, nâng phần trên xương ức, mở rộng lồng ngực. Hai cánh tay duỗi thẳng dọc theo thân, lòng bàn tay hướng vào đùi và các ngón tay hướng xuống đất. Giữ đầu và cột sống thẳng. Kéo giãn cổ mà không làm căng cơ.

Bước 4: Đỉnh đầu hướng thẳng lên trần nhà, giữ cho cằm  song song với mặt sàn, cổ họng mềm, mặt sau hộp sọ thẳng hàng với cột sống. Nhìn thẳng về phía trước, Thả lỏng các cơ trên khuôn mặt, giữ ánh nhìn mềm mại.

Bước 5: Tadasana thường là khởi đầu cho tất cả các tư thế đứng. Ở trong tư thế này trong 30 giây đến 1 phút, hít thở bình thường.

Tư thế nửa vầng trăng Ardha Chandrasana

Tác dụng của tư thế đứng nửa vầng trăng Ardha Chandrasana giúp cải thiện tiêu hóa, giảm bớt căng thẳng, kéo dãn háng, gân kheo và bắp chân, vai, ngực, và cột sống.

Bước 1: Dang rộng hai chân mở rộng cách nhau 50cm.

Bước 2: Nghiêng người về bên trái chống tay trái xuống thảm, tay cách chân khoảng 40cm.

Bước 3: Giữ tư thế hít sâu, thở ra kết hợp đẩy thẳng chân trái đồng thời nâng chân phải lên đến khi song song với mặt thảm thì dừng lại (giữ tư thế thở tự do). Lưu ý tay trái có thể đưa thẳng lên trên để giữ thăng bằng.

Bước 4: Giữ tư thế trên khoảng 45s – 1 phút (khoảng 10 nhịp hít thở).

Bước 5: Trở về vị trí ban đầu theo trình tự ngược lại. Thực hiện lại tư thế với hướng bên phải.

Tư thế đứng cúi người

Nó không chỉ giúp chữa lành mà còn làm trẻ hóa cơ thể. Trong tư thế đứng gâp trước, đầu của bạn ở phía dưới trái tim, nên lượng máu lưu thông lên đầu sẽ tăng, qua đó thúc đẩy lượng oxy tới não bộ. Đây quả thực là một tư thế rất tuyệt vời.

Bước 1: Đứng thẳng, 2 tay thả lỏng xuống. Hít vào

Bước 2: Thở ra, nhạ nhàng chuyển động đầu gối và gập người về phía trước. Từ từ để cân bằng trọng lượng cơ thể bằng cách chuyển động nhẹ nhàng hông, lưng

Bước 3: Nhớ giữ cho đầu gối mềm mại, linh hoạt. Điều này sẽ giúp mông của bạn hướng thẳng lên trên dễ dàng hơn.

Bước 4: 2 tay chạm xuống sàn, cạnh chân. Bàn chân đặt cách nhau một chút và song song với nhau, ngón chân thứ 2 và ngón giữa hướng về phía trước. Cố gắng ép ngực vào chân bạn. cảm nhận sức căng từ hông.

Bước 5: Bạn sẽ cảm thấy căng cơ đùi. Nếu không thấy căng, hãy thẳng gối thêm chút nữa.

Bước 6: Di chuyển đùi, gót chân để căn chỉnh tư thế. Đầu bạn cúi sao cho mắt nhìn qua 2 chân, giữ tư thế từ 15-30s

Bước 7: Khi bạn muốn kết thúc tư tế, hãy hít vào và đặt tay lên hông, Thở ra từ từ đứng lên.

Những tư thế yoga trên đây giúp các bạn sắp xếp lại cơ thể, nới lỏng các cơ bắp đang căng thẳng. Bởi vì khi cơ thể mệt mỏi, đứng quá nhiều, cơ thể có xu hướng bị choáng, mất cân bằng và đứng không vững. Bên cạnh đó các chứng bệnh như giãn tĩnh mạnh, nhức cơ, rụt lưng…v.v.. cũng sẽ phát sinh khi đứng quá nhiều trong ngày. 

Suckhoecuocsong.vn/Theo Yoga

Các tin khác

Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

Sai lầm khi tập chống đẩy có thể gây chấn thương khi tập luyện

Nón bơi: ưu nhược điểm của từng loại, từng chất liệu

Áo vest tạ đi bộ, dụng cụ mới với những lợi ích bất ngờ