Nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm do thừa canxi

19/03/2015 00:03

Thừa canxi có thể gây nên nhiều hậu quả xấu cho cơ thể, thậm chí tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

1. Dấu hiệu nhận biết thừa canxi

Nếu nhẹ, người bệnh có thể bị táo bón, mệt mỏi, buồn nôn hoặc biếng ăn. Nặng hơn, người bệnh có thể có các dấu hiệu như đau xương, đau cơ, đi tiểu nhiều. Khi làm xét nghiệm, lượng canxi huyết thường rất cao.

2. Các biến chứng nguy hiểm

* Trẻ bị lùn

Tuy canxi có tác dụng thúc đẩy phát triển chiều cao nhưng khi cơ thể thừa canxi thì sẽ gặp nguy cơ bị vôi hóa thận, sỏi thận, giảm chức năng thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie, phospho... khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Đáng ngại hơn, trẻ có thể bị lùn do thừa canxi. Điều này được lý giải như sau: hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cứng xương sớm, dẫn đến hạn chế sự phát triển xương, ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển chiều cao, trẻ có thể bị lùn hoặc ngừng phát triển chiều cao vì cốt hóa xương sớm.

Cho trẻ uống quá nhiều sữa có thể dẫn đến tình trạng thừa canxi.

* Sỏi thận

Thừa canxi sẽ gây quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung quá nhu cầu cơ thể trong thời gian dài thì sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận. Bệnh có thể nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

* Cường giáp

Các tuyến cận giáp có trách nhiệm kiểm soát lượng canxi và phốt-pho trong cơ thể. Khi hormone tuyến cận giáp được sản xuất với số lượng lớn, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp, đây là một tác dụng phụ do dư thừa canxi.

* Rối loạn tiêu hóa

Cung cấp canxi quá nhu cầu cơ thể sẽ khiến bạn ăn không ngon miệng, đau bụng, tiêu chảy. Bổ sung canxi quá mức cần thiết cũng khiến bạn thường xuyên bị táo bón…

* Bệnh tim mạch

Dùng canxi liều cao có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu, gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim. Hơn nữa, lượng canxi lớn giải phóng nhiều hormone khác nhau gây ra những cơn đau tim, ảnh hưởng đến sự phát triển của tim mạch…

Thừa canxi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ.

* Buồn nôn và mệt mỏi

Dư thừa canxi sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái không tỉnh táo, cơ thể mệt mỏi, trầm cảm, chóng mặt và buồn nôn, khát nước, đi tiểu nhiều...

* Giảm hấp thụ chất dinh dưỡng

Lượng canxi được hấp thụ bởi cơ thể tăng sẽ khiến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác suy giảm. Bên cạnh đó, thừa canxi sẽ ức chế việc hấp thụ các chất khác như sắt và kẽm, khiến cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này. Khi đó, cơ thể sẽ không đủ khỏe mạnh để hoạt động. Huyết áp thấp và nhịp tim không đều là kết quả của việc giảm hấp thụ.

Nhu cầu canxi của cơ thể thay đổi theo lứa tuổi và phụ thuộc vào quá trình phát triển xương của mỗi người. Chính vì vậy, bạn cần bổ sung đúng với nhu cầu, không thiếu thì không cần bổ sung và việc bổ sung canxi cũng cần phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc.

An Nguyên - Skcs.vn

Các tin khác

Đau dạ dày khi trời lạnh nguyên nhân, giải pháp điều trị

Chứng viêm da khô ở Nam giới cần chăm sóc như thế nào

Men vi sinh đường tiêu hóa tốt với cơ thể như thế nào

Sau khi khỏi COVID-19: Phục hồi tình trạng sức khỏe người bệnh như thế nào?

Các thuốc hỗ trợ, điều trị COVID-19 tại nhà

Khi nào bệnh nhân Covid-19 cần chăm sóc y tế khẩn cấp

Việt Nam sản xuất vắc xin ngừa COVID-19: Nanocovax, Covivac, ARCT-154

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở người mắc bệnh thận, chạy thận chu kỳ

Người mắc bệnh tim có nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19?

Triệu chứng, chẩn đoán, phòng và điều trị khi nhiễm biến thể Delta