Những điều lưu ý quan trọng khi thay lốp dự phòng ô tô

11/08/2021 16:17

Hướng dẫn cách bước thay thế lốp dự phòng ô tô, những điều cần lưu ý khi thay ốc dự phòng để bảo bảo an toàn

Những điều lưu ý quan trọng khi thay lốp dự phòng ô tô

Lốp dự phòng ô tô hay còn được gọi là lốp dự trữ trong ô tô phòng trường hợp khi lốp chính gặp sự cố dọc đường. Trước khi lốp dự phòng có kích thước bằng lốp chính nhưng từ năm 2007 – 2014, lượng lốp dự phòng full-size giảm khoảng 49% mà thay vào đó có khoảng 52% số lượng ô tô trên thế giới sử dụng lốp dự phòng nhỏ. Kích thước nhỏ hơn, lốp dự phòng sẽ giảm đi trọng lượng khá đáng kể khiến xe của cũng được giảm tải và sẽ tiêu hao ít nhiên liệu hơn khi vận hành động cơ. Thường lốp dự phòng thường được đặt ở khoang hành lý phía sau hoặc bên ngoài được bọc kín.

Hướng dẫn cách bước thay thế lốp dự phòng ô tô

Trên đường di chuyển khi phát hiện lốp xe của bạn có dấu hiệu bị hết hơi, thủng các tài xế cần tìm vị trí an toàn, rộng rãi, địa thế bằng phẳng, an toàn để tiến thành thay thế lốp dự phòng. Để đảm bảo an toàn về người, tài sản trước khi tiến hành thay lốp dự phòng cần chèn bánh, khóa cửa, bật đèn tín hiệu để cảnh báo các phương tiện phía sau biết được xe của bạn đang gặp sự cố, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Bước 1: Đậu xe nơi an toàn, trên địa hình phẳng

Khi phát hiện lốp gặp vấn đề hãy đậu xe nơi an toàn, địa hình phẳng, tránh đỗ xe nơi đất mềm, lú. Nếu đậu xe ở khu vực gần đường nên đậu xe càng xa luồng giao thông càng tốt để đảm bảo an toàn.

Sau khi đỗ được vị trí xe an toàn hãy kéo phanh tay, đẩy cần số về P, bật đèn báo khẩn cấp để cảnh báo các phương tiện phía sau biết được xe của bạn đang gặp sự cố. Trường hợp, buộc phải đỗ xe ở lề đường thì nên đặt cọc tiêu hay biển báo tam giác khẩn cấp cách 10 – 20 m để cảnh báo các xe khác.

Bước 2: Chèn lốp xe

Hãy tìm tảng đá, cục gạch hoặc thanh gỗ để chèn phía trước, sau của lốp xe tránh trường hợp bánh xe lăn tự do trong lúc thay lốp.

Bước 3: Chuẩn bị đồ thay lốp

Chuẩn bị lốp dự phòng phía sau xe, bộ dụng cụ sửa xe như kích, cờ lê, mỏ lết và kích nâng gầm ô tô.

Bước 4: Đặt kích vào gầm xe

Đặt kích gần vị trí lốp chuẩn bị thay, kích phải nằm vuông góc với mặt đất, đầu kích phải tiếp xúc với phần kim loại của khung xe

Lưu ý: Không đặt kích vào vị trí vỏ nhựa, ốp nhựa dưới gầm. Hiện nay, các dòng xe ô tô thường có một rãnh hay vết đánh dấu cho người dùng biết vị trí đặt kích chính xác. Vị trí này thường cách 20 cm sau lốp xe trước và trước lốp xe sau.

Sau khi đặt kích vào đúng vị trí thì tiến hành nâng kích sao cho kích khít chặt vào khung xe. Lưu ý lúc này chưa cần kích nâng cao gầm, bánh vẫn cần nằm sát mặt đất. Đặt kích vào gầm xe, nâng kích sao cho kích khít chặt vào khung xe là được

Bước 5: Nới lỏng đai ốc lốp xe

Sử dụng ống tuýp để vặn đai ốc theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, việc tháo đai ốc cần dùng lực khá lớn bạn có thể nhờ sự trợ giúp của người đi cùng để tháo đai ốc dễ dàng

Bước 6: Kích gầm xe

Sau khi đã nới lỏng được tất cả các đai ốc thì kích gầm xe lên cao sao cho lốp xe cách mặt đất tầm 2 cm, đủ khoảng trống để dễ dàng tháo lắp bánh xe.

Lưu ý: Nếu thấy kích hoặc xe bị rung lắc nhiều, kích bị nghiêng thì nhanh chóng cho hạ kích xuống, kiểm tra lại chỗ đặt kích rồi kích lại từ đầu.

Bước 7: Tháo lốp xe bị thủng

Tháo rời hoàn toàn các đai ốc ra khỏi lốp xe, dùng hai tay khéo léo nâng lốp xe bị thủng ra khỏi trục và đặt ngay bên dưới gầm để phòng trường hợp nếu kích hỏng thì gầm xe cũng không bị đổ xuống. Tháo rời hoàn toàn các đai ốc rồi tháo lốp xe bị thủng ra ngoài

Bước 8: Lắp lốp xe dự phòng

Hãy từ từ nâng lốp xe dự phòng lắp vào trục, chú ý căn chỉnh các ổ lắp đai ốc sao cho trùng khớp. Lưu ý lắp đúng hướng lốp xe, tránh lắp ngược. Đầu van lốp luôn hướng ra mặt ngoài. Tiếp đến lắp các đai ốc bằng tay và dùng ống tuýp để siết chặt đai ốc, thứ tự siết các đai ốc nên theo sơ đồ hình ngôi sao để đảm bảo cân bằng.

Không nên siết chặt hết mức từng đai ốc ngay mà hãy siết tuần tự xoay vòng. Mỗi đai ốc vặn một chút theo thứ tự, rồi lặp lại tiếp vòng siết thứ hai, thứ ba.

Bước 9: Hạ kích và siết chặt đai ốc

Từ từ hạ kích xuống đến khi lốp xe chạm đất chắc chắn thì lấy kích ra, dùng hết sức để siết chặt đai ốc theo thứ tự sơ đồ hình ngôi sao. Nên dùng toàn bộ trọng lượng cơ thể hoặc bám vào xe dùng chân để đạp ống tuýp siết chặt đai ốc để đảm bảo an toàn.

Bước 12: Cất lốp xe bị thủng vào vị trí để lốp dự phòng, thu cất kích ô tô, bộ dụng cụ thay lốp.

Những điều cần lưu ý khi thay ốc dự phòng

+ Nên khóa chặt cửa xe ô tô, rút chìa khóa khỏi xe ô tô, đóng kín hết các cửa sổ, giữ chìa khoá trong túi để đề phòng các tình huống xấu có thể xảy ra trong lúc bạn thay thế lốp dự phòng.

+ Lốp dự phòng dùng để dự phòng sử dụng trong các tình huống khẩn cấp, không được thiết kế sử dụng thường xuyên nên khi thay thế lốp dự phòng hãy di chuyển xe đến các gara ô tô gần nhất để sửa chữa, thay thế lốp mới.

+ Không sử dụng kích tự chế như xếp gạch hay dùng kích tự chế. Bởi trọng lượng của xe ô tô rất nặng nếu sử dụng kích tự chế thì cả người và xe đều có thể gặp nguy hiểm khi thay lốp.

+ Kích thước lốp dự phòng nhỏ hơn lốp chính nên khả năng vào cua, lái xe đường trơn, lái xe đường mưa và khả năng chống thủng lốp khi gặp vật sắt nhọn không bằng lốp chính nên hệ thống chống bó cứng phanh ABS hay chống trơn trượt sẽ không hoạt động hiệu quả như khi dùng lốp chính do đó, khi lái xe người lái cần đặc biệt chú ý.

+ Khi thay lốp dự phòng dù đã bật đèn báo, có biển tam giác cảnh báo hãy chú ý quan sát xung quanh. Nếu thấy có phương tiện phía sau chạy gần nên chủ động lánh sang một bên để nhường đường

+ Lốp dự phòng cũng thường không bền và chịu tải tốt như lốp chính nên chỉ sử dụng ở quãng đường ngắn, là biện pháp thay thế khi di chuyển trên đường vắng chưa tìm được gara sửa chữa.

+ Lốp dự phòng được làm từ cao su như lốp chính nên cũng bị lão hoá theo thời gian, do vậy dù có sử dụng hay không thì lốp dự phòng cần được thay mới sau 5 – 6 năm kể từ ngày sản xuất. Tuyệt đối không sử dụng lốp dự phòng sau 10 năm kể từ ngày sản xuất.

+ Sở hữu kích thước nhỏ, khả năng chịu tải kém nên chỉ cho xe chạy với tốc độ dưới 80 km/h khi dùng lốp dự phòng, để an toàn tốt nhất chỉ nên chạy tầm 40 – 50 km/h

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Phin lọc gas điều hòa ô tô khi nào nên thay?

Dán phim cách nhiệt cho xe ô tô những điều cần lưu ý

Những dấu hiệu cảnh báo cần thay ngay ống xả ô tô

Dấu hiệu cảnh báo giảm xóc ô tô bị hỏng, cách xử lý

Ô tô bị chảy dầu dưới gầm nguyên nhân do đâu, cách xử lý hiệu quả

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Kỹ năng lái xe qua ổ gà tránh làm hư hại xe ô tô

Vì sao không dùng ga tự động khi lái xe tô tô trời mưa

Hệ thống chống trộm trên xe ô tô hoạt động như nào, cách tắt còi chống trộm

Kinh nghiệm mua cảm biến áp suất lốp xe ô tô: Cấu tạo, cách lắp chuẩn

Bật mí việc nên, không nên làm khi vượt ô tô cùng chiều, cách vượt an toàn

Những vị trí ngồi an toàn nhất, nguy hiểm trên xe ô tô bạn nên biết

Kinh nghiệm di chuyển xe qua đường lầy lội, cách xử lý khi xe bị lún

Bật mí cách lái xe ô tô qua đường sắt an toàn, tránh nguy hiểm

Bơm nước làm mát ô tô bị hỏng: dấu hiệu, cách khắc phục

Những sai lầm cần tránh khi lái xe cạnh xe tải, xe container